Công bố và vinh danh Top 50 doanh nghiệp sáng tạo và kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024
PV•16:23 25/06/2024
Vừa qua, tại Hà Nội, Báo Đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố Danh sách Top 50 doanh nghiệp sáng tạo và kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 (VIE50), Top 10 doanh nghiệp sáng tạo và kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm (VIE10) và Top 100 sản phẩm, dịch vụ đổi mới, sáng tạo hiệu quả của năm 2024.
Top VIE50 có sự xuất hiện của các thương hiệu lớn như: Viettel; FPT; Vietcombank; Vinamilk; VNPT; BIDV; Vingroup; PetroVietnam; Masan Group... Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và cách tân trong giai đoạn kinh tế mới, tôn vinh và thúc đẩy nỗ lực đổi mới, sáng tạo, cách tân của doanh nghiệp Việt Nam.
Được biết, năm 2024 là năm thứ hai liên tiếp, Danh sách VIE50 và Top 10 doanh nghiệp sáng tạo và kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 trong các ngành: Công nghệ thông tin – viễn thông; dược; logistics; ngân hàng; bảo hiểm; bán lẻ; nông nghiệp; thực phẩm đồ uống; bất động sản – xây dựng; vật liệu xây dựng; dầu khí – năng lượng – điện; hóa chất – nhựa – bao bì và Top 100 sản phẩm đổi mới sáng tạo hiệu quả của năm được công bố và vinh danh dựa trên kết quả nghiên cứu của Viet Research.
Theo ông Trương Minh Tiến - Giám đốc Điều hành Viet Research, các doanh nghiệp được tôn vinh trong sự kiện là những đơn vị đã ứng dụng sáng tạo, đổi mới và cách tân trong mô hình hoạt động, thiết kế sản phẩm dịch vụ, tư duy quản trị, cách thức tổ chức và triển khai công việc, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo lập vị thế trên thị trường và đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của toàn đất nước.
Ông Lê Trọng Minh - Tổng biên tập Báo Đầu tư cho rằng: Doanh nghiệp được vinh danh là những đại diện tiêu biểu nhất của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn khó khăn chung của toàn thị trường và nền kinh tế, có những cải tiến, thay đổi và cách tân đáng kể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bán và và quản trị, có những đóng góp đáng kể cho cộng đồng.
Đặc biệt, kết quả khảo sát nhanh các doanh nghiệp trong sách VIE50 và VIE10 cho thấy có đến 86% doanh nghiệp nhận định đổi mới sáng tạo là chìa khóa quan trọng đối với tăng trưởng trong thời gian tới trong đó phần lớn các doanh nghiệp tập trung vào đổi mới, cải tiến sản phẩm dịch vụ và quy trình. Hơn 70% các doanh nghiệp trong khảo sát cũng cho biết dự kiến tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo trong ít nhất 2 năm tới.
Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương chia sẻ: Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch Covid-19 và khó khăn chung của nền kinh tế thế giới. Những doanh nghiệp được vinh danh trong Top 50, To 10 và Top 100 sẽ tạo ra động lực quan trọng cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn tới.
Cũng theo Ban tổ chức, Việt Nam đang chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển công nghệ, áp dụng số hóa trong cải tiến và ra mắt những sản phẩm mới của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đã có những doanh nghiệp đi vào lĩnh vực rất mới và khó như sản xuất chip, công nghệ dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, sản xuất xe điện… Những xu hướng phát triển mới như phát triển xanh, phát triển bền vững, tiến tới các chuẩn mực ESG ở mức cao cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
TS Võ Trí Thành-Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (BCSI) phân tích: Việt Nam chưa bao giờ chịu nhiều áp lực phát triển như hiện tại để đạt các mục tiêu phát triển. Trong bối cảnh đó, vai trò của doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng, đóng vai trò trung tâm. Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới có nhiều điểm mới đáng chú ý về doanh nghiệp. Trong đó, Nghị quyết đã nhấn mạnh cần ban hành chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân quốc gia, ngành, địa phương gắn với mục tiêu tổng quát, mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới; có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu, có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp.
Trong khuôn khổ sự kiện Lễ công bố đã diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2024 với chủ đề Cách tân để phát triển với các bài tham luận của các chuyên gia trong nước và quốc tế. Các chuyên gia đã chia sẻ về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo đối với tiềm năng phát triển và sự định hình thế hệ doanh nghiệp tương lai, các hướng đi và điều kiện tiền đề cho thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp./.
Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024”. Dự kiến Hội nghị diễn ra vào cuối tháng 6 hoặc ngày đầu tháng 7/2024.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong tổ chức hoạt động kinh doanh đang là xu hướng phổ biến, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Ngành ngân hàng Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện ESG.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, sáng 19-11, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan và Đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa Armenia đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Ngày 17/11/2024, tại thị xã Nghi Sơn, Đại hội Câu lạc bộ Doanh nhân Họ Lê thị xã Nghi Sơn (CLB) đã diễn ra thành công rực rỡ. Đây là sự kiện quan trọng nhằm định hướng phát triển tổ chức, gắn kết các doanh nhân họ Lê trên địa bàn và xây dựng một cộng đồng đoàn kết, phát triển bền vững.
Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”, Công bố hoàn thành Dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” và Động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”.
Đây là lần đầu tiên quận Tây Hồ tổ chức liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc. Liên hoan hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều mới lạ qua các phong cách trình diễn của từng nhóm nhạc, band nhạc.
“Tri thức may, mặc áo dài Huế” được công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của áo dài trong cuộc sống đương đại.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm hoạt hình Việt Nam (1959 - 2024), Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ I (gọi tắt là Liên hoan phim) được tổ chức với chủ đề Dòng chảy hoạt hình Việt Nam.
Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà.
Tháng 12 này, Nhà hát Hồ Gươm sẽ ra mắt dự án “Hồ Gươm Live Concert” nhằm đem lại trải nghiệm âm nhạc đương đại cho công chúng yêu nhạc trẻ. Chương trình đầu tiên có chủ đề “Chuyện của mùa đông” diễn ra lúc 20h ngày 15/12, tại Nhà hát Hồ Gươm (40 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội)...
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Hiệp hội Âm nhạc Truyền thống Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn 12 tiết mục trong chương trình giao lưu “Hòa vọng khúc ca” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Liên hoan thiết thực chào mừng kỷ niệm 84 năm Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ - Hòa Tú; tiến tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), góp phần tôn vinh, phát huy những tinh hoa của loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc...