Lâm Khánh Chi cuống cuồng khi phải làm thơ về mẹ chồng - con dâu

Tri thức trẻ| 22/10/2018 14:14

Thử thách trong tập 11 "Học viện mẹ chồng" khiến Lâm Khánh Chi gặp nhiều khó khăn.

Trong tập 11 của "Học viện mẹ chồng" vừa lên sóng, các gia đình đã "hoán đổi": con dâu thành mẹ chồng, mẹ chồng thành nàng dâu và trải qua hai thử thách là "từ ánh mắt đến trái tim" và trả lời câu hỏi của đạo diễn Lê Hoàng.
Lâm Khánh Chi cuống cuồng khi phải làm thơ về mẹ chồng - con dâu - Ảnh 1.

Hoàn tất phần hoá trang sau nhiều giờ chuẩn bị, Văn Anh cho biết: "Cũng được Tú Vi đè ra make up con gái rồi nhưng không được như này, này giống quý bà hơn (mẹ Kiều Thu), nhưng mà xinh, ưng!". Con dâu Lâm Khánh Chi (hóa thành mẹ chồng Trần Liên) thì vô cùng kinh ngạc trước nhan sắc của mình sau hóa trang: "Trời ơi, 60 tuổi tui vầy hả trời, sao già dữ vậy, già mà vẫn nhon" và tâm sự: "Thật sự mình rất là sợ sau này mình cũng sẽ như vậy". Khác với các con dâu thì các mẹ chồng đều rất vui khi được trẻ lại nhiều tuổi.

Lâm Khánh Chi cuống cuồng khi phải làm thơ về mẹ chồng - con dâu - Ảnh 2.
Lâm Khánh Chi cuống cuồng khi phải làm thơ về mẹ chồng - con dâu - Ảnh 3.

Trong thử thách "Từ ánh mắt đến trái tim", con dâu và mẹ chồng – mỗi người sẽ đứng 1 phía, người chỉ định (người hướng dẫn) sẽ chỉ được phép dùng cơ mặt (không được nói, không được cử động tay chân) để hướng dẫn người còn lại đi đúng theo các bước như trong bản đồ mà thử thách đưa ra. Mỗi gia đình sẽ có 30 giây để đưa ra "thoả thuận thống nhất" về cách di chuyển và có 3 phút để hoàn thành thử thách.

Lâm Khánh Chi cuống cuồng khi phải làm thơ về mẹ chồng - con dâu - Ảnh 4.

Tuần này, cả Khánh Chi và mẹ chồng phải rất vất vả để vượt qua được yêu cầu mà đạo diễn Lê Hoàng đưa ra, đó chính là: "Bạn phải làm một bài thơ thể nào cũng được, có ít nhất là 4 câu để ca ngợi con dâu". Vì thử thách quá bất ngờ và chỉ có 1 phút chuẩn bị nên cả hai đều bối rối. Tuy nhiên, Khánh Chi cũng rất nhanh nhạy đọc vội hai câu thơ để chữa cháy: "Hôm nay trời nắng chang chang, con dâu đi chợ chẳng mang cái gì".

Đạo diễn Lê Hoàng cũng khẳng định đây là một thử thách rất khó, khó với tất cả các gia đình. Nhưng nhờ mẹ Liên nhắc bài ở phía dưới sân khấu: "Làm thơ thì phải gieo vần", Khánh Chi đã nhanh chóng hoàn thành phần thi với 3 câu còn lại và vượt qua thử thách của đạo diễn Lê Hoàng một cách trơn tru: "Làm thơ thì phải có vần, con dâu thì phải ân cần mẹ cha, thương con phải lấy chồng xa, trong lòng con vẫn thương cha mẹ nhiều". Đây cũng là một thông điệp mà đạo diễn Lê Hoàng muốn gửi gắm đến những bà mẹ chồng: "Mẹ chồng cũng nên học cách bày tỏ tình cảm với con dâu để cho mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trở nên gắn bó hơn".

Lâm Khánh Chi cuống cuồng khi phải làm thơ về mẹ chồng - con dâu - Ảnh 5.

Câu hỏi mà đạo diễn Lê Hoàng dành cho "Mẹ vợ" Văn Anh chính là: "Bạn hãy khuyên con rể những điều để con rể đừng bắt chước chồng của bạn?". Với sự thương yêu dành cho Tú Vi cũng như sự kính trọng và quan tâm mà Văn Anh dành cho gia đình (nhất là với bố mẹ vợ), khi nói về lời khuyên dành cho con rể, Văn Anh cũng đã làm được và rất ý thức về điều này: "Tôi là thế hệ đi trước, tôi đã trải qua những kinh nghiệm, cách đối xử của một người vợ với một người chồng và chồng với vợ, là thế hệ đi trước chắc chắn sẽ có những cái cổ hủ, cho nên tôi, một người khá văn minh hiện đại, tôi sẽ khuyên con rể của mình rằng đừng gia trưởng với vợ, như chồng mẹ.

Vấn đề mẹ muốn đề cập chính là sự bình đẳng trong gia đình, đối với các con thì điều đó rất quan trọng, đem lại hạnh phúc cho gia đình, theo quan điểm của mẹ, nhưng điều đó không phải là mẹ không hạnh phúc với bố. Nhưng bố của con biết thay đổi rất nhiều mà vẫn chưa đủ, con phải làm gương cho bố của con".

Lâm Khánh Chi cuống cuồng khi phải làm thơ về mẹ chồng - con dâu - Ảnh 6.

Tập 12 - Chung kết "Học viện mẹ chồng" sẽ được phát sóng vào lúc 20h00 ngày 28/10/2018 trên kênh VTV3, Đài truyền hình Việt Nam.

(0) Bình luận
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lâm Khánh Chi cuống cuồng khi phải làm thơ về mẹ chồng - con dâu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO