36 phố phường

Lạc rang húng lìu - Thức quà bình dị trên phố cổ Hà thành

Ngân Hà 11:15 21/03/2023

Trong thế giới ẩm thực phong phú và đa dạng ở đất Kinh kỳ, món lạc rang húng lìu tuy không được xếp vào hàng vương giả xa hoa nhưng lại là thức quà bình dị mang phong vị đặc trưng của Hà Nội.

Theo nhiều người Hà Nội lớn tuổi, lạc rang húng lìu là một món quà "ăn chơi" xuất xứ từ những người Hoa sống ở Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX. Khi đó, Hà Nội chưa có con phố chuyên bán lạc rang húng lìu như bây giờ, mà chỉ có các “chú Khách” đeo chiếc hòm gỗ với tiếng rao “phá sa” đi bán rong khắp phố phường Hà Nội.

Phố Bà Triệu ngày nay nổi danh với lạc rang húng lìu, mà lạc rang bà Vân hay cụ Vân là đắt khách nhất. Con phố nổi lên hàng loạt những sạp bán lạc rang húng lìu, sạp nào cũng đề cụ Vân gia truyền và chính hiệu. Vì lạc rang húng lìu nhà cụ nổi danh quá, nhiều người học làm để bán theo. Nhưng dù vậy, hương vị gia truyền thì khó có thể bắt chước được.

lacrang1.jpg

Để có những túi lạc húng lìu ngon, giòn, thơm đúng độ, ngoài sự khéo léo kiên nhẫn trong khâu chế biến còn có cả những bí quyết gia truyền độc đáo.

Trước tiên, phải cẩn thận từ khâu chọn lạc. Lạc được chọn phải khô, đều hạt, mỏng vỏ, không lẫn các hạt mốc, hạt lép và phải sàng sẩy cho sạch. Lạc ngon phải là lạc “hạt tiêu” được trồng trên đất pha cát của Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An hay lạc đỏ Hải Hậu.

Húng lìu là một phần rất quan trọng trong món lạc rang này. Húng lìu thông thường có 4 vị là quế, hồi, thảo quả và đinh hương. Bốn vị này đem rang vàng, tán nhỏ, trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định. Người ta có thể chia tỷ lệ các vị trước rồi mới tán, cũng có thể tán xong rồi mới trộn sau, tùy cách pha chế của từng người. Tỷ lệ giữa các vị sẽ quyết định hương vị đặc trưng của mỗi nhà.

Tiếp đó là công đoạn tẩm ướp lạc với húng lìu, muối và đường. Khâu này cũng rất quan trọng thuộc phạm vi bí quyết nhà nghề. Húng lìu sẽ được sắc lên, vắt lấy nước. Lạc sau khi trần qua nước nóng sẽ đổ nước húng lìu vào ủ để ngấm hết hương vị.

Lạc đã ngâm tẩm phải được xóc thật kỹ để lạc ngấm vị rồi đem phơi trong gió, tuyệt đối không được phơi nắng, bởi sức nóng của nắng sẽ làm lạc chảy dầu, khi rang sẽ bị khô, các gia vị tẩm ướp hả mùi và biến chất làm giảm chất lượng.

cach-lam-lac-rang-hung-liu-gia-loi.jpg

Công đoạn rang lạc cũng kỳ công chẳng kém. Lạc phải được rang với cát vàng để giữ được độ giòn. Mỗi mẻ chỉ nên rang hơn một cân, phải rang từ từ, lửa lom dom để vỏ lạc không bị nứt, cát không chui vào, ăn mới không bị sạn. Phải đảo bằng tay. Cát rang cũng chỉ dùng được hai lần, khi chuyển màu đen thì phải bỏ đi thay cát mới.

Lạc rang xong sẽ được cho thêm một chút húng lìu nữa cho thơm và được ủ trong chăn bông khoảng 2 tiếng. Sau đó, đổ lạc ra để sàng, loại ra những hạt bị bóc vỏ, những hạt không ngon. Rồi lại tiếp tục ủ thêm 2 tiếng nữa trước khi đóng túi đem bán.

Một đĩa lạc rang húng lìu đúng chuẩn là viên lạc khô chắc, vỏ không bị cháy và có mùi thơm đặc trưng của húng lìu. Khi bốc hạt lạc lên tay, vê vê rồi thổi nhẹ một cái thì vỏ lạc đã bay ra, đưa hạt lạc vào miệng nhai cảm thấy giòn, béo bùi, có vị ngọt của đường và một chút vị mặn của muối.

Lạc rang húng lìu đã trở thành một trong những “thương hiệu” bình dị, đậm chất Hà Nội./.

Bài liên quan
  • Những điều nên làm khi tới Hà Nội
    Là một trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu cả nước, Hà Nội có rất nhiều hoạt động để khách du lịch tìm hiểu và khám phá. Những hành động điều nhỏ bé, bình yên ở Hà Nội đủ khiến bạn sống chậm lại và dành thêm tình yêu thương với Thủ Đô.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Lạc rang húng lìu - Thức quà bình dị trên phố cổ Hà thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO