36 phố phường

Những điều nên làm khi tới Hà Nội

Ngân Hà 07:52 15/03/2023

Là một trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu cả nước, Hà Nội có rất nhiều hoạt động để khách du lịch tìm hiểu và khám phá. Những hành động điều nhỏ bé, bình yên ở Hà Nội đủ khiến bạn sống chậm lại và dành thêm tình yêu thương với Thủ Đô.

Cùng Người Hà Nội điểm qua danh sách trải nghiệm được tạp chí Travelbook nổi tiếng nước Đức gợi ý dưới đây nhé!

1. Tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Giữa phố phường nhộn nhịp và tấp nập của Thủ đô Hà Nội, Văn Miếu là chốn trang nghiêm. Nơi để tìm về với không gian yên bình, thanh tĩnh với những dấu ấn cổ kính có từ hàng ngàn năm tuổi. Với nhiều thế hệ dù là già, trẻ, lớn, bé thì địa điểm này luôn là nơi khó có thể bỏ lỡ mỗi khi có dịp ghé thăm mảnh đất này.

1.-nhung-dieu-nen-lam-khi-toi-ha-noi.jpeg

Đi từ cổng vào, ngôi trường Đại học đầu tiên của Việt Nam mang đậm dấu ấn thời gian nhưng chẳng hề bị phai nhạt. Bước qua những cánh cổng bằng gỗ, khuôn viên xanh mát với những hàng cây, ao sen, ao sung,… Cảnh sắc mang bội phần cuốn hút bước chân du khách đến tham quan. Ở Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa để mọi người có thể cùng nhau tham gia.

2. Viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

2.-nhung-dieu-nen-lam-khi-toi-ha-noi.jpeg

Với mỗi người con dân đất Việt, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nơi vô cùng thiêng liêng. Nằm giữa quảng trường Ba Đình lịch sử, đến đây du khách không chỉ viếng Bác mà còn được tham quan nhà sàn Bác từng ở, thăm ao cá, bảo tàng Hồ Chí Minh,…. Ngồi hóng mát, mỗi buổi sáng trước lăng diễn ra lễ thượng cờ và buổi đêm là lễ hạ cờ trang nghiêm.

3. Thăm chùa Một Cột

3.-nhung-dieu-nen-lam-khi-toi-ha-noi.jpeg

Một trong những điều nên làm ở Hà Nội cũng được gợi ý hàng đầu khi thăm lăng Bác là ghé chùa Một Cột hay chùa Diên Hựu. Ngôi chùa có tuổi đời hàng ngàn năm, thuộc danh sách cổ hàng đầu và là một trong những biểu tượng văn hóa của Hà Nội. Chùa có kiến trúc độc đáo, điện thờ đặt trên trụ gỗ nay thay bằng trụ bê tông tựa như đài sen giữa hồ nước. Du khách đến thắp hương bái Phật và thưởng ngoạn cảnh yên bình.

4. Trải nghiệm ngồi xích lô ngắm phố

Những chiếc xích lô đại diện cho một phần ký ức xa xưa của mảnh đất ngàn năm Văn hiến giữa thủ đô hiện đại và hối hả. Trải nghiệm ngồi xích lô ngắm phố phường được nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước lựa chọn. Ngồi trên xe chầm chậm đi qua những ngóc ngách của phố phường Hà Nội và cảm nhận hơi thở của thành phố.

4.nhung-dieu-nen-lam-khi-toi-ha-noi.jpeg

“Hà Nội không vội được đâu” vì thế mà ta cứ thong dong tận hưởng chuyến đi. Du lịch Hà Nội thử ngồi xích lô qua những cửa tiệm cũ kỹ và nhỏ bán các mặt hàng lưu niệm truyền thống, những cửa hàng bán đồ sang trọng, hàng quán vỉa hè,… cuộc sống cứ phơi bày từng chút ra trước mắt với muôn màu sắc cuốn hút.

5. Xem múa rối nước

Đây là một trong những loại hình sân khấu dân gian lâu đời của Việt Nam do vậy đến đây cũng là hoạt động bạn nên thử. Những con rối làm bằng gỗ mang hồn cốt của nền văn minh lúa nước. Những con rối được sáng tạo thành hình đủ mọi tầng lớp, sắc thái như đại diện cho chính những con người trong xã hội.

5.-nhung-dieu-nen-lam-khi-toi-ha-noi.jpeg

Xem tận mắt những màn biểu diễn rối nước tựa như thấy cả bức tranh cuộc sống nhưng không hề bị lệ thuộc, tự do và phóng khoáng. Ngoài để giải trí, nó cũng mang những giá trị, thông điệp ý nghĩa về văn hóa, giáo dục. Quả thực là điều nên làm ở Hà Nội ý nghĩa mà ai cũng nên thử một lần.

6. Thưởng thức ẩm thực Hà Nội

Những món ăn của Hà Nội không chỉ ngon mà còn tựa như chính cốt cách của con người nơi đây, thanh cao và thanh lịch. Có thể thấy mùa nào thức nấy, mỗi một thời điểm lại có những món ăn ngon chiều lòng thực khách. Nổi tiếng nhất với khách nước ngoài phải kể đến món phở với sợi bánh dẻo dai, nước dung thanh và thịt bò tươi mềm. Ai chưa ăn chỉ cần thử một lần sẽ biết tại sao nó ấn tượng đến vậy.

6.-nhung-dieu-nen-lam-khi-toi-ha-noi.jpeg

Ngoài ra, ẩm thực Hà Nội còn có nhiều món đặc sắc khác: bún chả, nem cuốn, bún thang, xôi khúc,… Ngoài những nhà hàng sang trọng, ngồi lê la quán xá vỉa hè ven đường ăn đồ nướng, lẩu cũng là gợi ý hay để thưởng thức thêm nhiều món ngon ở Thủ đô đấy nhé!

7. Những điều nên làm khác

- Dạo quanh hồ Gươm sáng sớm: đây là một trong những nơi thích hợp nhất để bạn bắt đầu một ngày mới hứng khởi. Sáng tinh sương khi mà khung cảnh yên bình nhất, trong lành nhất chỉ lác đác vài người đi bộ tập thể dục. Hít thật sâu để cảm nhận không khí trong lành và ngắm bình minh đẹp rạng rỡ.

- Thăm những ngôi chợ nổi tiếng: chợ Đồng Xuân mua sắm; chợ đầu mối Long Biên bán đủ loại mặt hàng từ trái cây, rau quả,… hay chợ hoa Quảng Bá. Những nơi lúc nào cũng tấp nập, phải thức khuya hay dậy sớm nhưng điều nên làm ở Hà Nội này mang đến những điều thú vị và đầy hấp dẫn mà bạn cảm thấy thật xứng đáng.

- Ngắm hoàng hôn Hồ Tây: giữa không gian mênh mang và rộng lớn cùng không khí mát mẻ đây là điểm đến ngắm hoàng hôn lãng mạn hàng đầu của Hà Nội. Ngoài ra, gần đấy còn có làng cổ Nghi Tàm, làng cổ Ngũ Xá, làng Yên Phụ; những điểm tham quan cũng rất đáng để ghé thăm.

- Ăn kem Tràng Tiền - trải nghiệm được yêu thích khi đến Hà Nội: Chẳng màu mè cũng không hoa mỹ, bóng bầy, kiêu sa,... có một thứ đặc sản mà bạn phải đích thân nếm thử khi đến với Hà Nội đó chính là kem Tràng Tiền. Điều khiến mọi người thích ở loại lem này chính là mùi vị luôn bất dịch với thời gian. Cho dù trải qua quãng thời gian dài có mặt trên thị trường nhưng hương vị đặc trưng của món kem này luôn được giữ nguyên và không hề giống với bất cứ loại kem nào khác./.

Bài liên quan
  • Những địa chỉ thưởng thức sứa đỏ ngon tại Hà Nội
    Một trong những đặc sản nhất định phải thử vào mùa này ở Hà Nội là món sứa đỏ. Miếng sứa đỏ không mùi vị, kết hợp hương thơm lá tía tô, đậu phụ bùi, cùi dừa béo tạo thành món ăn đường phố độc đáo.
(0) Bình luận
  • Top 7 món quà chiều "nghĩ là thèm" khi tiết trời vào đông
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà còn thu hút du khách bởi nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Đặc biệt, những thức quà chiều luôn mang đến cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực khó quên.
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Những điều nên làm khi tới Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO