Khu di tích Phù Đổng (kỳ 2): Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc

Phương Anh (t/h)| 12/12/2022 16:28

Khu di tích Phù Đổng gồm: đền Thượng, đền Hạ, miếu Ban, Cố Viên, Giá ngự, mộ Trần Đô Thống và chùa Kiến Sơ.

z3952775377860_9291659c0065c7de3313ca01967d2481(1).jpg

Đền Thượng: Tương truyền đền đã có từ thời Hùng Vương, được xây dựng trên nền nhà cũ của ông Gióng và được tu bổ thêm khi Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long vào đầu thế kỷ XI. Đền Thượng to và đẹp. Trước đền có ao rối để tổ chức múa rối nước hằng năm vào ngày hội. Giữa ao có nhà thuỷ toạ. Thuỷ toạ được xây kiểu mái chồng, bên trong có nhiều bức chạm trổ trên gỗ các cảnh sinh hoạt: người chăn dê, người thổi ống xì đồng. Đền được xây ở ngay dưới chân đê. Phía trước là một sân gạch và Tam quan. Tam quan được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX. Phía trước thềm có đôi rồng đá, có nét chạm khoẻ và phóng khoáng, phía sau có đôi sư tử đá đều được tạo tác và năm niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ nhất (1705). Nhà Thiêu hương cũng được xây như nhà Thuỷ toạ nhưng nhỏ hơn. Nhà Tiền tế liền đó, gồm 2 nhà: nhà ngoài và nhà trong.

Nhà ngoài do điền quận công Nguyễn Huy (1610 - 1675), người làng Phù Dực đứng ra xây dựng. Nhà trong do Trạng nguyên Đặng Công Chất, người làng Phù Đổng đứng ra tôn tạo cũng vào thời Lê Trung hưng. Ở bậc thềm vào cung của nhà Tiền tế có 39 viên đá xanh kích thước 30 x 20 x 10cm, mỗi viên có chạm hình rồng.

Trong Hậu cung gồm 12 gian có tượng Thánh Gióng cao 3m, hai bên có 6 tượng quan văn, quan võ: 2 phỗng quỳ và 4 viên hầu cận. Trong đền có ngai thờ chạm trổ tinh vi, được làm từ thế kỷ XVII, đôi choé sứ cổ tương truyền là của bà Chúa Chè Đặng Thị Huệ (vợ Trịnh Sâm) cung tiến, bình hương, nghệ đồng, hai thanh kiếm. Đền còn lưu giữ được 21 đạo sắc phong (thời Lê 12 đạo, thời Tây Sơn 3 đạo, thời Nguyễn 6 đạo); cổ nhất là đạo sắc phong năm Đức Long thứ 5 (1634).

Trong đền còn có một số câu đối của các danh nhân cúng tiến. Câu đối của anh em Nguyễn Du viết:

“Thiên giáng thánh nhân bình Bắc địch Địa lư thần tích trấn Nam bang”.

Tạm dịch:

“Trời sinh bậc thánh trừ giặc Bắc,

Đất giữ oai thần trấn cõi Nam.

Câu đối của Cao Bá Quát:

“Phá giặc đản hiềm tam tuế vãn,

Đằng vân do hận của thiên đê”.

Tạm dịch:

Ba tuổi diệt thù vẫn hiềm là còn muộn

Chín tầng mây vượt vấn hận là chưa cao.

Đền Mẫu: Còn gọi là đền Hạ, tên chữ là Khánh Quang điện, đền làm ở ngoài đê, là nơi thờ bà mẹ Thánh Gióng. Trước đây được thờ chung ở đền Thượng nhưng đến năm Chính Hoà thứ 4 (1683), được lập đền thờ riêng ở thôn Ngô Xá mười năm sau lại được dời về chỗ hiện nay. Đền Hạ đã được sửa chữa nhiều lần. Đền được xây trên một nền cao 7 bậc, phía trước là một sân nhỏ và Tam quan. Trong đền có đôi phỗng đá, một bộ đài bạc và hai bình hương đá.

Miếu Ban: Miếu ở phía tây đền Thượng, trong xóm Ban. Tên chữ là Dục Linh từ, miếu cũng thờ mẹ Thánh Gióng. Tương truyền đây là nơi Thánh Gióng ra đời. Sau miếu có một cái giếng, giữa giếng có nổi lên một mô đất. Tương truyền Thánh Gióng ra đời ở đây và được tắm ở nơi này. Xưa còn một liềm đá dùng để cắt rốn cho Thánh Gióng nhưng nay không còn nữa.

z3952775388045_663a81152f9a7d2e039eefab821d6a42.jpg

Cố Viên: ở phía đông bắc đền Mẫu, là khu vườn cũ của mẹ Thánh Gióng. Tương truyền mẹ Thánh đã đến hái rau và ướm chân vào vết chân khổng lồ rồi sinh ra Thánh. Tại đây có một cây hương (một nhà nhỏ để thắp hương) bên cạnh là tảng đá in dấu chân người khổng lồ đã giẫm nát vườn rau và một tấm bia nhỏ có dòng chữ “Đổng Viên Thánh mẫu cô trạch” (nhà cũ của Thánh Mẫu trong vườn Đổng).

Giá ngự: Gồm một bệ gạch và hai cột trụ, được xây vào đầu thế kỷ XX, là chỗ dân làng kéo ngựa thờ từ đền Thượng đến và dừng lại để múa cờ.

Mộ Trần Đô Thống: Mộ ở xóm Vân Hang, trước đền Thượng. Tương truyền, Đô Thống là một tướng của Thánh Gióng, người làng Phù Dực đã dẫn đạo quân tiên phong đi chống giặc Ân. Mộ được xây gạch ở bãi ngoài sông. Chùa Kiến Sơ: Chùa ở gần đền Thượng. Tương truyền do nhà sư Vô Ngôn Thông, người Trung Quốc, thời Đường sang tu ở đây và lập ra phái Thiền Tông trong Phật giáo nước ta. Lý Công Uẩn thuở nhỏ đã đến ở chùa này và được Thánh Gióng báo mộng sau sẽ làm thiên tử. Bài thơ báo mộng như sau:

“Nhất bát công đúc thuỷ,

Tuỳ duyên hoá thế gian

Quang quang trùng ảnh chiếu

Một ảnh nhật đăng sơn”

Bốn câu báo mộng có nghĩa là triều Lý sẽ lên làm vua được 8 đời, đem lại hoà bình và thịnh vượng. Nhà Lý sẽ chấm dứt khi nào có vua mang chữ nhật (mặt trời) trên chữ sơn (núi). Chính vì vậy khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua đã cho tu sửa mở mang đền Gióng và cả ngôi chùa mình đã ở. Chùa có các pho tượng tương truyền là tượng Vô Ngôn Thông, Lý Công Uẩn, Lão Tử, Khổng Tử. Dọc hành lang là 18 vị La Hán.

Hội Gióng được tổ chức vào ngày mồng 9 tháng tư âm lịch hằng năm.

Có câu ca:

“Ai ơi mồng 9 tháng tư

Không đi hội Gióng cũng hư cả đời”.

Trước ngày lễ chính, dân làng tổ chức nhiều trò chơi như vật, chọi gà, đánh cờ và hát Ải Lao. Đây là một điệu dân ca rất cổ, ban đầu thì hát bằng tiếng Lào, sau chuyển sang hát bằng tiếng Việt. Bài hát có những câu sau:

“Nhớ xưa thứ 6 Hùng Vương

Hai mươi tám tướng cường nữ nhung,

Xâm thương cậy thế khoe hùng

Quần mã sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh

Giờ sai thánh tượng giáng sinh

Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay,

Mới lên ba tuổi thơ ngây

Nghe vua cầu tướng ngay rầy ra quân Gọi sứ phán bảo ân cần

Gươm vàng ngựa sắt đề binh túc thì.

Thánh lương khi ấy ra uy,

Nửa chiều sấm sét tức thì giặc tan.

Áo nhung cởi lại Linh Sơn

Thoát đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.”

(theo Nguyễn Văn Huyên)

Hội Gióng với những lễ tiết rất phong phú, là một nghi thức thờ cúng anh hùng dân tộc, một cuộc diễn xướng tổng hợp nhắc lại sự tích anh hùng của ông Gióng dẹp giặc Ân.

Khu di tích Phù Đổng đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1975.

Bài liên quan
  • Đền Lư Giang
    Đền Lư Giang (Lư Giang tự) còn được gọi là đền Lừ, thuộc phường Hoàng Văn Thụ, trước đây thuộc quận Hai Bà Trưng, nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đây nguyên là vùng đất Kẻ Mơ (hay Cổ Mai) nổi tiếng về sự trù phú của nền nông nghiệp Thăng Long và tên tuổi tướng quân Tam Trinh trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân Đông Hán đầu thế kỷ I.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Báo toàn quốc 2025 là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, cùng nhìn về phía trước
    Phát biểu Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, Hội báo năm nay là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa – nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước. Hội báo năm 2025 cũng là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, để chúng ta cùng nhìn về phía tr
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh
    Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Ngày Đại dương thế giới 8/6, trong ngày 7/6/2025 hàng trăm cán bộ nhân viên (CBNV) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại 11 tỉnh/thành đồng loạt ra quân dọn dẹp, thu gom rác thải ở các bờ biển theo chương trình “ Ocean Cleanup 2025”. Bên cạnh đó, SeABank còn trao tặng các địa phương thùng đựng rác, túi đựng tự hủy sinh học cho ban quản lý tại khu du lịch. Đây là năm thứ 2 liên tiếp SeABank triển khai chương trình ý nghĩa này.
  • Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025
    Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
Khu di tích Phù Đổng (kỳ 2): Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO