Khai mạc lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống Phú Xuyên 2017

Nguyễn Trường/KTĐT| 27/10/2017 22:03

Tối 26/10, UBND huyện Phú Xuyên đã khai mạc lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống với chủ đề “Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên lần thứ III - 2017”.

Dự lễ khai mạc có Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc; Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh; Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cùng đại diện các sở, ngành TP và hàng ngàn người dân.
Mở đầu Lễ hội vinh danh làng nghề được thực hiện trang trọng theo đúng nghi thức truyền thống với màn lễ rước kiệu của các xã và đội hình diễu hành là các tầng lớp Nhân dân, người dân lao động ở các địa phương trong huyện.
Năm nay, Ban tổ chức Lễ hội đã dành hơn 10.000m2 sân vận động của huyện để làm nơi hội tụ gian hàng triển lãm của các quận, huyện trong TP và các gian hàng của tỉnh bạn. Đáng chú ý, Ban tổ chức còn bố trí gian hàng cho các xã nghề truyền thống trong huyện ở một khu vực triển lãm.
Ngoài ra, còn có những gian hàng được sắp xếp để giao lưu với gian hàng các huyện bạn và gian hàng tinh hoa Hà Nội theo phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, gian hàng của các hộ gia đình... Tổng cộng lễ hội năm nay có 350 gian hàng, trong đó có 7 khối gian hàng tương đương với 96 gian hàng của các làng nghề khảm trai sơn mài Chuyên Mỹ, may Vân Từ, cỏ tế Phú Túc…, 230 gian lẻ của các làng nghề trong huyện và 24 gian hàng của các huyện bạn.
Cùng với đó là hơn 100 công ty, DN, trong đó có DN của các tỉnh, TP như: Hà Nam, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hưng Yên… tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống. Tổng giá trị hàng hóa mang đến trưng bày tại Lễ hội năm nay lên đến 250 tỷ đồng. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các DN, hộ sản xuất sẽ tổ chức giao dịch thương mại, trao đổi hàng hóa, doanh thu ước đạt khoảng 15 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên được coi là hoạt động thường niên nhằm tri ân các bậc tiền nhân, các vị tổ nghề đã có công tạo nghề, giữ nghề và truyền nghề. Trải qua thăng trầm của lịch sử đã khẳng định vai trò, vị trí của nghề thủ công truyền thống đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ hội nhập tạo cơ hội quảng bá sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Trong các ngày diễn ra Lễ hội, Ban tổ chức còn tổ chức chương trình thi tay nghề, thăm quan làng nghề, các trò chơi dân gian, tổng kết và phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các chương trình này sẽ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích cho cá nhân, DN, xã nghề, làng nghề trong huyện.
Đồng thời, giúp người dân hiểu biết thêm giá trị các sản phẩm làng nghề truyền thống của huyện Phú Xuyên để phát triển kinh doanh sản phẩm làng nghề ngày một tốt hơn. Đến với lễ hội, du khách còn có cơ hội tìm hiểu nét tài hoa từ tay nghề của nghệ nhân làng nghề truyền thống, đồng thời còn được tự tay sáng tạo tác phẩm yêu thích dưới sự hướng dẫn các của nghệ nhân làng nghề. 
Ngoài ra, du khách còn được tham quan không gian triển lãm ảnh và nghệ thuật sắp đặt, trải nghiệm mua sắm những sản phẩm của làng nghề truyền thống và thưởng thức hoạt động ca múa nhạc. Các chuỗi sự kiện này sẽ được tổ chức từ ngày 26 - 29/10.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên lần thứ III do phóng viên ghi lại:
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
Khai mạc lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống Phú Xuyên 2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO