Chuyển động Hà Nội

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm

Trung Kiên 21/05/2024 05:44

Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.

Luật Thủ đô (sửa đổi) thu hút nhà đầu tư chiến lược ở ngành nghề, lĩnh vực nào?

Theo đó, Điều 42 “Thu hút nhà đầu tư chiến lược” quy định tại Luật Thủ đô (sửa đổi) đã qua chỉnh lý, các dự án, ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của Thủ đô gồm dự án trọng điểm (xây dựng đô thị vệ tinh, dự án đường sắt đô thị, dự án giao thông công cộng khối lượng lớn nội vùng và liên vùng, dự án khu công nghệ cao; xử lý ô nhiễm môi trường sông, hồ).

cong-nghe-cao-hoa-lac.jpg
Phòng thí nghiệm của Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội).

Các dự án công nghiệp chế tạo, sản xuất mạch tích hợp bán dẫn, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip bán dẫn, pin công nghệ mới, vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo phát triển và chế tạo hệ thống đầu máy, toa xe, thông tin tín hiệu, điều khiển đường sắt, điều khiển giao thông đô thị, thành phố thông minh, dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Khoản 1, Điều 42 Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng quy định dự án trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); dự án nghiên cứu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch... thuộc diện của nhà đầu tư chiến lược.

Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy, nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: thực hiện dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề, lĩnh vực thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thủ đô quy định tại khoản 1 Điều 42; chứng minh được năng lực về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có quy mô vốn tương đương với quy mô dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược.

Đồng thời, nhà đầu tư chiến lược phải có cam kết bằng văn bản về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, về việc nội địa hóa, cam kết về thực hiện dự án đầu tư đúng mục tiêu theo danh mục dự án, ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của Thủ đô; đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tăng quyền đi cùng trách nhiệm của HĐND thành phố Hà Nội

Căn cứ các dự án thuộc diện ưu tiên thu hút đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Thủ đô (sửa đổi), nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xuất dự án đầu tư. Theo thẩm quyền đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Thủ đô (sửa đổi), HĐND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc danh mục dự án, ngành nghề thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thủ đô và với quy mô tổng vốn đầu tư đối với từng loại dự án và ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 42.

hdnd-4.jpeg
Theo thẩm quyền, HĐND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc danh mục dự án, ngành nghề thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thủ đô. (Ảnh minh họa).

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện phải thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư mà cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, dự án thuộc diện phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, thì việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư chiến lược để thực hiện các dự án quy định tại khoản 1 Điều 42 được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

1. Căn cứ quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản 5 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền của thành phố Hà Nội công bố thông tin dự án, yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư và điều kiện xác định nhà đầu tư chiến lược trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

2. Căn cứ nội dung thông tin được công bố quy định tại điểm a khoản này, nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án. Hồ sơ đăng ký thực hiện dự án của nhà đầu tư bao gồm: văn bản đăng ký thực hiện dự án; hồ sơ về tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; các tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và tài liệu khác có liên quan (nếu có).

3. Hết thời hạn đăng ký thực hiện dự án, cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền của thành phố Hà Nội tổ chức đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư đã nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án. Căn cứ kết quả đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, người có thẩm quyền lựa chọn nhà đầu tư quyết định việc tổ chức thực hiện theo một trong các trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản này;

4. Trường hợp chỉ có 1 nhà đầu tư đã đăng ký và đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm hoặc có nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chỉ có 01 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thì chấp thuận nhà đầu tư đó theo quy định của pháp luật về đầu tư;

5. Trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm trong đó chỉ có 01 nhà đầu tư được xác định đáp ứng điều kiện đối với nhà đầu tư chiến lược quy định tại điểm a khoản này thì chấp thuận nhà đầu tư đối với nhà đầu tư chiến lược đó theo quy định của pháp luật về đầu tư;

6. Trường hợp có từ 2 nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, trong đó có từ 2 nhà đầu tư trở lên được xác định đáp ứng điều kiện đối với nhà đầu tư chiến lược quy định tại điểm a khoản này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật về đấu thầu để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư trong số các nhà đầu tư được xác định đáp ứng điều kiện đối với nhà đầu tư chiến lược;

7. UBND thành phố Hà Nội quy định chi tiết về mẫu công bố thông tin dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược bao gồm yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.

Theo Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), HĐND thành phố Hà Nội quy định chi tiết danh mục ngành, nghề, lĩnh vực, quy mô vốn đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 42 phù hợp với yêu cầu phát triển của Thủ đô.

Chính sách ưu đãi đột phá cho nhà đầu tư chiến lược

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã qua chỉnh lý thể hiện, nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào các dự án quy định tại khoản 1 Điều 42 và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật được hưởng nhiều ưu đãi mang tính đột phá.

Cụ thể, nhà đầu tư chiến lược được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại đối với đối tượng hoặc tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật Thủ đô (sửa đổi).

Hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án đầu tư do nhà đầu tư chiến lược thực hiện tại Thủ đô khi đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của pháp luật về hải quan và thuế, trừ điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.

Ngoài ra, nhà đầu tư chiến lược được hỗ trợ phát triển nhân lực; hạ tầng và các công trình hạ tầng xã hội; chi phí hỗ trợ cho các sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển. Các ưu đãi, hỗ trợ khác do HĐND thành phố Hà Nội quyết định để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong thu hút nhà đầu tư chiến lược./.

Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng quy định, trong quá trình thực hiện dự án trọng điểm, trường hợp nhà đầu tư chiến lược không đáp ứng điều kiện về vốn, tiến độ giải ngân, các điều kiện khác đối với nhà đầu tư chiến lược và không thực hiện đúng cam kết với thành phố Hà Nội thì nhà đầu tư chiến lược, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư không được hưởng ưu đãi kể trên./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển lãm tranh “Sĩ tử”: Cổ vũ tinh thần các em học sinh trước kì thi quan trọng
    Triển lãm tranh “Sĩ tử” đem đến cho khán giả cái nhìn chân thực về hình ảnh các “sĩ tử” ngày nay - những lớp trẻ là “mầm non tương lai” qua 69 bức tranh trực hoạ tại các trường Trung học phổ thông, các Trung tâm luyện thi… Đồng thời, triển lãm còn cổ vũ tinh thần các sĩ tử trước thềm kỳ thi đại học quan trọng.
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
  • Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang
    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang (thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
  • HĐND Thành phố Hà Nội quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 17
    Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa cho biết, Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) HĐND Thành phố diễn ra từ ngày 1 - 4/7/2024 tại Hội trường trụ sở HĐND - UBND Thành phố Hà Nội.
  • Vườn Quốc gia Cát Tiên nhận danh hiệu Danh lục Xanh IUCN
    Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) chính thức công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là Khu bảo tồn thứ 72 trên thế giới đạt danh hiệu Danh lục Xanh IUCN. Đây là một bước tiến lớn trong công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
  • Nền tảng I-Cabinet: Hà Nội tiến tới chính quyền số
    Cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô thời gian qua đã chung sức, đồng lòng đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Nhiều giải pháp xây dựng Chính quyền số - Chính quyền phục vụ đã được Hà Nội triển khai. Đặc biệt, ngày 28/6/2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ ra mắt nền tảng họp không giấy tờ (I-Cabinet) tích hợp phòng họp thông minh.
  • Nghiên cứu quy định về diện tích quảng cáo trên báo in và thời lượng quảng cáo trên truyền hình
    Chính phủ giao Bộ VHTTDL hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, bảo đảm quy định rõ các điều kiện, yêu cầu đặc thù của loại hình quảng cáo trên môi trường mạng, quảng cáo xuyên biên giới, các chế tài nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm pháp luật, chống thất thu thế, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
  • Ứng dụng iHanoi: Kết nối người dân với di tích lịch sử Thủ đô mọi lúc, mọi nơi
    Ưng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi do UBND Thành phố Hà Nội thực hiện có nhiều tiện ích, nổi bật là bản đồ di tích lịch sử văn hóa. Tiện ích này của iHanoi giúp người dân kết nối với các di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp thành phố... tại Hà Nội mọi lúc, mọi nơi chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh.
  • Tri ân chúa Nguyễn, người có công định chế ra áo dài Việt Nam
    Thừa Thiên Huế tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, người có công định chế áo dài và trở thành quốc phục của Việt Nam.
  • Huyện Sóc Sơn phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới
    Ngày 25/6, HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc kỳ họp thứ 18. Kỳ họp diễn ra trong 2 ngày (25 – 26/6/2024. Đây là nội dung thường lệ nhằm đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển và thảo luận để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • [Infographic] Hà Nội công bố các nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính Phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ của Đề án 06 làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng. Sau thời gian nghiên cứu thí điểm, UBND thành phố Hà Nội sẽ công bố một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ gồm: Công dân Thủ đô số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet.
  • Hiệu quả từ mô hình “30 phút vì dân”
    Đều đặn, cứ 7h mỗi thứ 2 và thứ 6 hằng tuần, tại Bộ phận Một cửa phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội đã có cán bộ công chức đến làm việc. “30 phút vì dân” là một trong rất nhiều hoạt động của Quận ủy Tây Hồ trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 30 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Thủ đô Hà Nội sẽ có Cơ quan phục vụ hành chính công
    Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có thông báo về ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc xây dựng Đề án thành lập Cơ quan phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là tổ chức hành chính chuyên trách một cấp về cung cấp dịch vụ công.
  • Làm sống lại di sản điện ảnh, văn hoá qua "Phim của một thời"
    Nhằm giúp thế hệ khán giả của thời kỳ những năm 80 - 90 trở về trước hoài niệm về một miền ký ức đẹp cũng như giúp cho thế hệ trẻ hiện nay hiểu được những giá trị của một thời khó khăn thiếu thốn trong chiến tranh và những năm bao cấp, cuối tháng 6 này, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội sẽ phát sóng lại các bộ phim kinh điển trong nước và thế giới.
  • Chùm 2 bài thơ: Những chiếc lá và Trôi trong trưa của tác giả Bình Nguyên Trang
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Bình Nguyên Trang.
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO