Hoài niệm một miền Trung thu

HNMCT| 19/09/2021 10:20

Hà Nội vào thu, nắng sóng sánh rải đều trên vòm lá xôn xao. Thời tiết mát dịu. Những ngày giãn cách quên thời gian, tình cờ nhìn lên tờ lịch mới hay Tết Trung thu đã cận kề. Nếu không có dịch bệnh thì lúc này phố xá đã nhộn nhịp các quầy hàng bánh nướng bánh dẻo, những phố đồ chơi lung linh sắc màu Trung thu. Đã qua tuổi chực chờ ngóng ngày "đón Tết trông trăng" nhưng mỗi lần Trung thu tới, lòng tôi đong đầy cảm xúc về tuổi thơ ngọt ngào dù ngày ấy còn nghèo khó lắm.

Hoài niệm một miền Trung thu
Minh họa: Lê Tiến Vượng.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác háo hức thời thơ bé. Rằm tháng Bảy tới là lũ trẻ trong làng đã nhắc nhau rồi, đi đâu cũng kháo nhau: “Còn một tháng nữa là tới Trung thu đấy!”. Và "công cuộc" chuẩn bị Trung thu cũng sẽ bắt đầu từ đó.

Quê nghèo lam lũ, chúng tôi tự thân vận động, ra ngoài vườn chặt tre vào làm lồng đèn, còn giấy bóng kính xanh đỏ thì xin mẹ đi chợ nhớ mua về cho. Đèn ông sao thông dụng nhất, cũng dễ làm nhất nên được mọi người... ưu ái. Những thanh tre vót trơn tru, buộc ghép lại rồi dán giấy bóng kính ra ngoài là có chiếc đèn lung linh. Đứa lớn kèm đứa bé, đứa khéo léo giúp đứa vụng về, cứ thế, những buổi trưa bên hiên nhà, nắng tháng Tám rám trái bưởi, đám con nít í ới gọi nhau làm đèn ông sao. Tay học trò còn yếu nên đa số đèn bị méo, nhưng cho dù đẹp xấu cỡ nào thì chúng tôi vẫn vui bởi được tự tay làm cho mình một chiếc đèn.

Chị gái tôi, ngoài làm đèn ông sao thì còn tận dụng hộp xà phòng Viso để làm đèn lồng. Chị lấy kéo vùi trong bếp than tổ ong rồi chọc thành những hình ông sao trên chiếc hộp. Cắm thêm cây nến vào trong, buộc cái que ở trên quai hộp, thế là có một cái đèn lồng "xịn". Có đứa lại làm đèn bằng vỏ lon, hay bóc hạt bưởi, phơi khô để dành từ bao tháng nay để làm dây đèn hạt bưởi... Trăm thứ đèn cũng chỉ để “trưng diện” vào đêm rằm tháng Tám.

Rồi cũng đến đêm Trung thu. Đi học về là chúng tôi tắm rửa ăn cơm thật mau, lấy cái lồng đèn đã chuẩn bị trước rồi cùng đám bạn ùa đi khắp làng rước đèn, vừa đi vừa hát vang “Chiếc đèn ông sao”, “Thằng Cuội”... “Đội quân nhí” đi đến đâu là đường sáng tới đó. Lâu lâu chúng tôi lại chụm đầu vào nhau che gió để mồi lửa thắp sáng khi đèn của ai đó bị tắt. Buồn cười nhất là những đứa làm đèn bằng vỏ chai nước ngọt bằng nhựa, đốt đèn được một lúc thì khét lẹt, khói mù mịt. Có đứa vô ý để nến cháy lẹm vào thân đèn, đi một vòng xóm là đèn chỉ còn mỗi cán. Nhìn khuôn mặt ngẩn ngơ tiếc nuối của "chủ đèn" mà vừa buồn cười vừa thương đến lạ.

Đêm Trung thu trăng rọi đường quê lấp lánh. Trăng hòa cùng tiếng gọi nhau í ới thân thương của đám trẻ con. Rước đèn xong là đến “tiết mục” phá cỗ. Chẳng nhiều nhặn gì ngoài cây nhà lá vườn, những bưởi, hồng, ổi, táo, na và một vài trái thị, mãi sau này mới có thêm bánh nướng, bánh dẻo. Vị ngọt thơm của chiếc bánh Trung thu lần đầu được ăn ngày ấy, tôi vẫn nhớ mãi dù sau này đã ăn bao nhiêu vị bánh mới khác lạ.

Ánh trăng rằm tháng Tám thì muôn đời vẫn thế. Tròn trịa và rất sáng. Nhưng Trung thu càng ngày càng khác xưa rất nhiều, khi cái gì cũng có sẵn trên thị trường, chỉ cầm tiền ra ngõ là có thể mua được. Với tôi, dẫu có bao nhiêu mùa trăng qua đi thì Trung thu của cái thời con trẻ háo hức muốn rình rang chạy theo tiếng trống mãi là dòng ký ức trong trẻo không thể nào quên...

(0) Bình luận
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
  • Bên thềm giếng cũ
    Chiều cao nguyên giăng giăng mây phủ, khói sương mờ ảo giữa thăm thẳm núi đồi, tiếng chim chíu chít gọi nhau về tổ trên nền trời rực ánh tà dương. Vạt sáng huyền hoặc cuối ngày ấy trở thành sợi chỉ mảnh dắt kẻ tha phương lần về miền nhớ.
  • Về ăn cơm mẹ nấu
    Chiều chậm trôi bên nhánh sông hiền hòa chảy êm dòng văn vắt. Mùa lúa chín đã qua còn lưu lại bao miết mải phù sa trên từng gốc rạ se sắt, hanh hao trồi lên khỏi mặt ruộng khô nứt.
  • Nhớ giàn nho của ngoại
    Sớm mai thức giấc, ánh nắng lọt qua khung cửa sổ, dịu dàng rơi trên bàn làm việc, lướt nhẹ lên những đồ vật quen thuộc: vài cuốn sách đang đọc dở, ly trà còn vương hơi ấm và... một chùm nho. Đưa mắt nhìn thật lâu vào chùm nho ấy, một cảm giác xao xuyến đầy mến thương y như vừa tìm được một người bạn cũ lâu ngày không gặp ùa về trong tôi.
  • Mùa về trên tay mẹ
    Kề má vào bàn tay mẹ, lòng tôi nghẹn ngào xót xa khi thấy từng vệt chai sần trên những đường nhăn chằng chịt nứt nẻ tựa trái na khô. Đôi tay mẹ bây giờ không còn khỏe, lập cập lẫn run run như buổi chiều hôm mòn vẹt vì nắng gió. Những mùa màng xưa cũ , những vệt trầm thăng đã quá nửa đời người lần lượt hiện lên trên đôi tay mẹ. Và ký ức tôi lại sụt sùi nhẩm đếm. Dẫu bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đã neo sẵn vào đất trời nhưng mùa của mẹ còn ngổn ngang nhiều hơn cả thế.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổng kết 6 tháng đầu năm 2025: Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn
    “Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy năng lực hội viên, nâng cao chất lượng sáng tác là yêu cầu tất yếu để Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đồng hành cùng Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới”, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tổ chức sáng 16/7/2025.
  • Thiên nhiên trong kí viết về chiến tranh của Minh Chuyên
    Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
  • Lưu trữ mộc bản triều Nguyễn bằng công nghệ AI
    Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
  • Lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố Hà Nội
    Thường trực HĐND TP Hà Nội tổng hợp, công bố lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố sau kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (đợt 1).
  • Cơ hội nhận tài trợ miễn phí trọn gói thụ tinh ống nghiệm
    Đó chính là suất tài trợ trị giá nhất, gói IVF Vẹn tròn 70.110.000đ, thuộc dự án “Tháng 7 yêu thương – Viết tiếp giấc mơ làm cha mẹ” của Trung tâm Hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông (IVF Phương Đông). Dự án dành cho tất cả cặp vợ chồng hiếm muộn/mong con. Thời gian nhận hồ sơ đăng ký từ 10/07 - 28/07/2025.
Đừng bỏ lỡ
Hoài niệm một miền Trung thu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO