Hiểm họa "lơ lửng" tại những khu tập thể cũ

kinhtedothi| 19/07/2022 16:02

Tại những khu tập thể, chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội, hàng nghìn bồn nước inox gắn tạm bợ đang là những hiểm họa "lơ lửng" với sự an toàn của người dân.

Tiềm ẩn nguy hiểm

Tại khu tập thể có tuổi đời hàng vài thập kỷ trên địa bàn TP Hà Nội như: Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), Giảng Võ, Thành Công (quận Ba Đình), Trung Tự, Kim Liên (quận Đống Đa), Thanh Xuân (quận Thanh Xuân)..., hầu hết hộ gia đình sinh sống tại đây đều lắp đặt bồn nước inox trên nóc của tòa nhà, nhằm cung cấp, trữ nước sinh hoạt cho gia đình.

Tuy nhiên, những bồn nước inox với chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho người dân lại lắp đặt không theo bất cứ quy định cụ thể nào, đủ mọi kích cỡ dung tích khoảng 1.000 - 2.000 lít tùy nhà (tương đương với 1 - 2 tấn nước). Trong khi đó, những khu tập thể đã xuống cấp nặng, đang phải oằn mình "cõng" thêm khoảng hơn 50 bồn nước tương đương với 100 tấn.

Đặc biệt nguy hiểm hơn, theo quan sát của phóng viên, tại các khu tập thể cũ như H3 (Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng) hay khu tập thể Thành Công (quận Ba Đình) thay vì lắp đặt trên nóc của tòa nhà, những bồn nước này được treo trên bề mặt tường, với dung tích trữ nước lớn. Nhưng khi lắp đặt những bồn chứa nước này chỉ được gia cố bằng các khung sắt, sau nhiều năm "dầm mưa, dãi nắng" đã hoen gỉ, có thể nứt gãy bất cứ lúc nào.

Một bể nước được đặt ở bề mặt đứng tại khu tập thể Thành Công.
Một bể nước được đặt ở bề mặt đứng tại khu tập thể Thành Công.

Nhiều người dân sinh sống tại các khu tập thể cũ này cho hay, mặc dù biết nguy hiểm nhưng do hệ thống bể chứa nước đã xuống cấp, còn phải bơm theo giờ không đủ đáp ứng nhu cầu, diện tích nhà nhỏ... "cực chẳng đã" mới lắp đặt bồn nước.

Anh Nguyễn Quang Hưng (sinh sống tại khu tập thể Thành Công, quận Ba Đình) thông tin, những gia đình đã ở lâu thì lắp đặt bồn chứa nước trên mái nhà, tiết kiệm không gian và không cần sử dụng máy bơm tăng áp.

"Nhiều gia đình chuyển đến sau thì có người lắp luôn ở bề mặt tầng họ sống. Tuy rằng biết nguy hiểm nhưng nếu không có nước gia đình cũng khó có thể sinh hoạt" - anh Hưng bày tỏ.

Chưa có cơ chế

Theo chị Phạm Bảo Châu (trú tại khu tập thể dốc Thọ Lão, quận Hai Bà Trưng), việc đặt mua, vận chuyển các bồn nước này hoàn toàn dựa vào thỏa thuận của người dân với nhà phân phối, không hỗ trợ việc lắp đặt, mà chỉ kéo bình lên vị trí yêu cầu là xong, còn muốn lắp đặt phải trả thêm tiền thuê đội thợ hoặc tự mình làm.

"Nhưng họ cũng chỉ trát xi măng vào phần chân đế, rồi đặt bình nước lên. Do cũng được cảnh báo nếu lắp đặt ở vị trí không chắc chắn sẽ khiến bồn bị đổ gãy chân, méo bẹp nên gia đình tôi phải hàn thêm, đổ bê tông vào chân đế" - chị Châu chia sẻ.

Việc có quá nhiều bồn nước inox trên mái tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Việc có quá nhiều bồn nước inox trên mái tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

KTS Ngô Tâm - Công ty CP đầu tư tư vấn xây dựng COVIC cho rằng, hiện tại chưa có quy định mua bảo hiểm bồn nước để nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất. Khi lắp đặt đều chỉ tính tới vị trí thuận lợi nhất cho người sử dụng, nhưng không nằm trong thiết kế kết cấu tải trọng chịu lực của tòa nhà.

"Dù chỉ là phụ trong công trình nhưng việc quá nhiều bồn nước trên mái tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mất an toàn cho người dân. Đặc biệt tại các khu tập thể cũ mái chéo độ cứng đã hao mòn theo thời gian, vị trí chịu lực không còn bằng nhau. Do đó, nếu gặp phải mưa bão lớn có thể gây gãy chân khung lắp đặt dù đã có gia cố" - KTS Ngô Tâm phân tích.  

Nhiều chuyên gia lĩnh vực xây dựng cho biết, hiện nay chưa có văn bản hay quy định nào quy định cụ thể về quy chuẩn xây dựng, lắp đặt bồn nước trên cao. Do đó, rất cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý Nhà nước để kiểm tra, đánh giá toàn diện tác động các bồn nước được lắp đặt tại những khu chung cư cũ. Mặt khác, có thể đưa việc đặt bồn nước vào quy chuẩn cấp phép xây dựng.

Thực tế, rủi ro “trên trời rơi xuống” do bồn nước rơi từ trên cao đã từng xảy ra. Đơn cử, đã có trường hợp một bồn nước inox lớn từ trên nóc nhà 5 tầng bất ngờ rơi xuống đất tại đường Láng (quận Đống Đa), tuy nhiên may mắn không có thiệt hại về người. Hay ngày 13/6/2014, tại trường Tiểu học Diễn Tháp (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), một bồn chứa nước inox cũng bị sập. Sự cố gây tử vong cho 2 học sinh và một em khác bị thương.

(0) Bình luận
  • Phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
    Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh đã ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) nhằm cụ thể hóa định hướng Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quy hoạch phân khu đô thị H1-4 tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt.
  • Tọa đàm về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội thời bao cấp
    Chiều ngày 11/10, tại không gian Caphé Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc".
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Bộ Y tế thu hồi toàn quốc 2 loại kem đánh răng phổ biến trên thị trường
    Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành các quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 2 sản phẩm kem đánh răng do Công ty TNHH Phát Anh Minh chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
  • Công khai địa chỉ, đường dây nóng tại các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường
    Ngày 4/7, Trung tâm Phục vụ hành chính công (UBND thành phố Hà Nội) ban hành Thông báo số 195/TB-TTPVHCC công khai các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Hiểm họa "lơ lửng" tại những khu tập thể cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO