Văn hóa – Di sản

Hát Dô - giai điệu độc đáo của người Hà Nội

Kim Thoa (T/h) 03/04/2023 06:48

Trong đợt ghi danh mới nhất, nghệ thuật trình diễn dân gian hát Dô, cùng với 14 di sản khác trên cả nước đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhằm vinh danh những sáng tạo đẹp đẽ của cộng đồng địa phương.

6bbec3c3ea59d1312f32225f8761171f.jpg
      Hát Dô - giai điệu độc đáo của người Hà Nội  (Ảnh: N.Lan)

Xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai nằm kề bên dòng sông Tích, là vùng đất cổ bán sơn địa, gắn với tục thờ Tản Viên Sơn Thánh cùng nghi lễ hát Dô làm nên nét đặc sắc riêng có cho không gian lễ hội nơi này. 

 Tương truyền điệu hát này bắt nguồn từ câu chuyện Đức Thánh Tản về làng. Ngài đã dạy người dân ở đây trồng trọt, cấy lúa, sau đó, Ngài đi nơi khác, hẹn ngày lúa chín sẽ quay trở lại.

Đến mùa lúa chín, dân làng phấn khởi, chờ đón ân nhân của mình trở về làng nhưng mãi tới 36 năm sau, Ngài mới quay trở lại. Khi đó, Ngài tập hợp nam thanh nữ tú trong làng đến để dạy múa hát, mở hội mừng dân no ấm được mùa, đó chính là điệu hát Dô ngày nay. Hết hội, Ngài lại ra đi, dân làng lập đền thờ Ngài ở một mảnh đất gò cao thuộc thôn Đại Phu, xã Liệp Tuyết ngày nay. Theo đó cứ 36 năm nơi đây mới mở hội hát một lần, gọi là hội hát Dô.

Vào năm hội mở (từ ngày 10 đến ngày 15 tháng Giêng Âm lịch) những ngày trước đó các bậc bô lão trong làng làm lễ, lấy sách ở đền, chọn nam thanh nữ tú dạy hát Dô. Đến ngày hội, các thôn khênh kiệu vào làm lễ Cáo tế. Sau đó, các thôn anh cả, anh hai, anh ba, anh tư, anh năm tham gia hát. Lễ hội kết thúc, người dân cất sách vở vào tráp, không ai được nhắc lại, nếu nhắc lại sẽ bị Thánh phạt. Người dân Liệp Tuyết coi đó là lời nguyền, không ai dám vi phạm.

Chính vì tục lệ 36 năm mở hội hát một lần, bởi vậy hát Dô chỉ được lưu truyền trong trí nhớ của lớp người đã tham gia hội hát chứ không được truyền dạy rộng rãi trong vùng. Làn điệu hát cổ nơi đây đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Là người con quê hương, bằng chính tình yêu, trách nhiệm, bà Nguyễn Thị Lan, không đành lòng để làn điệu hát cổ bị mai một, bà quyết tâm vượt qua “lời nguyền” làm “sống” lại điệu hát Dô của quê hương một cách trọn vẹn và ý nghĩa nhất.

Theo bà Lan thì việc sùng tín ngưỡng của người xưa như: tin vào lời nguyền của đức Thánh một cách thái quá, thời gian trình diễn loại hình nghệ thuật này quá xa nhau (36 năm), hơn nữa hát Dô lại lại là loại hình âm nhạc khó học... khiến cho người dần quên đi nét văn hóa tự bao đời.

Chỉ đến khi Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Tây (cũ) phối hợp Phòng Văn hóa huyện Quốc Oai về khảo sát và mở một lớp truyền dạy hát Dô tại xã (1989), loại hình âm nhạc dân gian độc đáo này mới được quan tâm đúng mực. Cũng năm đó, đội hát Dô đã bắt đầu hát trong hội diễn văn nghệ của xã, rồi huyện. Năm 2017, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tiến hành biên soạn sách về hát Dô; hỗ trợ lớp truyền dạy cho 20 học viên cũng như tăng cường tuyên truyền, quảng bá di sản trong cộng đồng, tại các sự kiện văn hóa thành phố và cấp quốc gia; xây dựng hồ sơ đề nghị ghi danh di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...

Lời ca hát Dô vừa mang phong cách dân gian vừa có nhiều điểm tích, chữ nghĩa súc tích. Hát Dô đã hoàn thiện và định hình bài bản từ sau thế kỷ thứ X, đặc biệt từ thế kỷ XV trở đi. Hát Dô có tới hơn 20 làn điệu, gồm có hát nói, hát ngâm, hát và xô, trong đó hát và xô là hình thức diễn xướng chủ yếu. Nội dung các bài hát phản ánh nhận thức thiên nhiên của người dân lao động, thể hiện ước mơ của họ về một cuộc sống bình yên no ấm, nhân khang vật thịnh. Ngoài hát chúc nghi lễ, ca ngợi thần linh, hát Dô còn là tiếng ca chữ tình trong sáng về tình yêu nam nữ, hạnh phúc lứa đôi, về cuộc sống lao động sinh hoạt đời thường.

Những nghệ nhân vùng Liệp Tuyết hiện vẫn lưu giữ được những bài bản hát Dô truyền thống. Họ là những kho tàng sống về làn điệu hát Dô cổ. Dù tuổi cao, sức yếu, họ vẫn đem hết sức mình để truyền dạy cho con cháu vốn quý của cha ông.

Trải qua không ít khó khăn, đến nay Câu lạc bộ đã có trên 1.000 thành viên, trong đó 35 thành viên, là các cháu học sinh tham gia hoạt động thường xuyên. Từ chỗ người dân Liệp Tuyết ít biết đến hát Dô, đến nay hát Dô trở thành sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây.

Câu lạc bộ hát Dô Liệp Tuyết được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận là địa chỉ văn nghệ dân gian. Bằng sự nỗ lực, cố gắng cống hiến của bản thân cho hoạt động cộng đồng, bà Lan được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian; Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú; Nghệ nhân nhân dân vì đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Gần 2.000 người dự phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước
    Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho gần 2000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn...
  • Hà Nội: Tầm soát ung thư, khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân
    Sáng 17/5, tại Khu Công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai đã diễn ra chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nữ công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • Triển lãm ảnh trực tuyến “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
    Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông tấn xã Việt Nam (Chi đoàn Ban Biên tập ảnh) tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến với chủ đề “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
  • Hội hát Chèo tàu được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • K9 Đá Chông - Căn cứ địa mãi in dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nằm ẩn mình trong khu rừng già tại huyện Ba Vì, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km, K9 Đá Chông là căn cứ địa nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và nghỉ ngơi trong những năm 1957 - 1969. Nơi đây đã in dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những năm tháng kháng chiến đầy thử thách của dân tộc, chứa đựng lớp trầm tích quý giá của ký ức, đạo lý và niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước.
  • Tái hiện phong trào Đồng Khởi trên sân khấu tuồng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở “Không còn đường nào khác” để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc.
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Hát Dô - giai điệu độc đáo của người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO