Hà Nội chủ động thực hiện hiệu quả Nghị quyết 25-NQ/TƯ về công tác dân vận

Võ Lâm - Ảnh: Viết Thành/HNM| 17/04/2018 10:34

Sáng nay (17-4), tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo sơ kết Nghị quyết 25-NQ/TƯ ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng ban Chỉ đạo dẫn đầu, đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Trước đó, ngày 16-4, đoàn đã kiểm tra tại Quận ủy Tây Hồ và Đảng ủy Sở Nội vụ.

Hà Nội chủ động thực hiện hiệu quả Nghị quyết 25-NQ/TƯ về công tác dân vận
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tại hội nghị.

Tham gia đoàn còn có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Điểu K’ré; Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Nguyễn Văn Hùng và lãnh đạo một số cơ quan trung ương.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải chủ trì tiếp và làm việc với đoàn. Cùng dự có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; lãnh đạo Văn phòng Thành ủy, các ban Đảng Thành ủy và một số sở, ngành.

Chuyển biến rõ rệt 

Trình bày báo cáo đoàn kiểm tra, Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn nêu rõ, ngay sau khi nghị quyết được ban hành, Thành ủy Hà Nội đã khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai việc học tập, quán triệt và xây dựng chương trình hành động. Nhận thức về vị trí, vai trò công tác dân vận, trách nhiệm của tổ chức trong hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu được nâng lên rõ rệt. Phương thức lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy về công tác dân vận có nhiều đổi mới, góp phần phát huy vai trò là trung tâm khối đại đoàn kết toàn dân của Đảng. 

Thành ủy và các cấp ủy đã tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, chấn chỉnh lề lối, phong cách làm việc theo hướng trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân; hướng mạnh về cơ sở, bám sát thực tiễn, kịp thời phát hiện, xử lý, tháo gỡ những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân; đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu; đồng thời, phát huy dân chủ, đi liền giữ vững kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nói đi đôi với làm.
Hà Nội chủ động thực hiện hiệu quả Nghị quyết 25-NQ/TƯ về công tác dân vận
Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn trình bày báo cáo tại hội nghị.

Công tác dân vận được các cấp chính quyền thành phố chú trọng, chăm lo giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, góp phần củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Với tinh thần “Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo, giải quyết hiệu quả những vấn đề thiết thực đến đời sống của nhân dân; quan tâm lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp xây dựng của nhân dân. Kịp thời điều chỉnh những chủ trương, cách làm không phù hợp; quan tâm thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, người nghèo, người khuyết tật. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Chất lượng hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng nâng cao, tập hợp và thu hút được đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô.

Dân vận phải gắn với phát huy tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên

Sau khi nghe 7 đồng chí lãnh đạo thành phố trả lời 14 nhóm vấn đề được các thành viên của đoàn kiểm tra nêu, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải tiếp tục làm rõ thêm các nội dung liên quan. Trong đó, đồng chí khẳng định, nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận, ngay từ đầu nhiệm kỳ XVI, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TƯ trong cả hệ thống chính trị, coi xây dựng đồng thuận, bồi đắp lòng tin trong nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng.

Bí thư Thành ủy nhấn mạnh: “Lòng tin của dân không phải là sản phẩm có sẵn, nghiễm nhiên được hưởng, mà chúng ta phải thường xuyên quan tâm, đánh giá, bảo vệ, phát triển. Do vậy, thành phố đã luôn chú trọng lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, quan tâm giải quyết từ việc nhỏ nhất. Chúng tôi nghĩ rằng, dù có làm bao nhiêu cho dân cũng là chưa đủ”. 

Theo Bí thư Thành ủy, công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay rất khó khăn. Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo để công tác dân vận căn cơ hơn, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận ngày càng chất lượng; nâng cao nhận thức, kỹ năng, trình độ vận động nhân dân của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự nghiêm túc và chất lượng nội dung báo cáo, giải đáp của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đối với các yêu cầu của đoàn kiểm tra.

Theo Trưởng đoàn kiểm tra, với đặc thù là Thủ đô, công tác dân vận khó khăn gấp nhiều lần các địa phương khác, nhưng qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TƯ nhất là từ đầu nhiệm kỳ mới đến nay, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, thành phố đã xây dựng được chương trình, kế hoạch quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TƯ phù hợp với điều kiện thực tiễn; phổ biến, nâng cao nhận thức từ cán bộ trong hệ thống chính trị đến người dân, thậm chí còn mở rộng thêm các đối tượng đặc thù như trí thức, văn nghệ sĩ, phóng viên báo chí... Công tác dân vận đã được thực hiện đồng bộ, gắn với đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt lĩnh vực xây dựng, chỉnh đốn Đảng, sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, cải cách hành chính... 

Kết quả tốt về kinh tế - xã hội, sự quan tâm giải quyết kiến nghị của thành phố đã tạo lòng tin trong nhân dân. “Cho dù có việc thành phố đã giải quyết xong, có việc còn đang tiếp tục giải quyết, nhưng nỗ lực của thành phố đã được người dân ghi nhận, cán bộ thể hiện trách nhiệm, có tấm lòng với việc của dân” - đồng chí Trương Thị Mai nói. 

Đồng chí Trưởng đoàn kiểm tra cũng ghi nhận, nhiều chủ trương, chính sách của thành phố đã lôi cuốn, thu hút sự tham gia ủng hộ của đông đảo người dân như chương trình xây dựng nông thôn mới; thực hiện việc cưới, việc tang văn minh; giải phóng mặt bằng, thu hồi đất... Việc hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị của Hà Nội trong những năm qua đã thể hiện sự thành công của công tác dân vận.

Đề cập đến một số hạn chế của thành phố trong thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TƯ, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị thời gian tới, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quan tâm thực hiện tốt 4 vấn đề. Trong đó, yêu cầu số một, trọng điểm là nắm bắt, giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; dành sự quan tâm lớn hơn đối với các nhóm yếu thế. Hệ thống chính trị phải tiếp tục thúc đẩy làm tốt hơn các nhiệm vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ, phát triển ngày càng tốt hơn quan hệ với dân, đưa công tác dân vận ngày càng đi vào thực chất. 

Đặc biệt, công tác dân vận phải gắn với phát huy tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên. Dân vận chính quyền phải là trọng điểm...
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Hà Nội chủ động thực hiện hiệu quả Nghị quyết 25-NQ/TƯ về công tác dân vận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO