Y tế - Giáo dục

Hà Nội: 100% các trường tiểu học thuộc quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành học bạ số

Đặng Đức Chính 12/08/2024 15:42

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết thí điểm học bạ số cấp tiểu học, phát động triển khai ở cấp phổ thông, do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức sáng 12/8, đại diện Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm cho biết, 100% các trường tiểu học thuộc quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành học bạ số năm học 2023-2024.

6_12820241343.jpg
Lãnh đạo trung ương và thành phố Hà Nội bấm nút phát động triển khai thực hiện Học bạ số cấp phổ thông trên địa bàn Thành phố năm học 2024-2025.

Đồng thời, năm học 2023-2024, ngành GD&ĐT quận có 38 trường mầm non, tiểu học, THCS công lập, trong đó, 100% trường trung học đã sử dụng phần mềm quản lý giáo dục chuyên ngành https://csdl.hanoi.edu.vn (do Sở GD&ĐT Hà Nội quản lý) kết nối với cơ sở dữ liệu GDĐT tại https://csdl.moet.gov.vn (do Bộ GD&ĐT quản lý) để quản lý hồ sơ học sinh, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, trích ngang hồ sơ giáo viên đáp ứng tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống”, xác thực định danh công dân điện tử của cơ sở dữ liệu dân cư.

100% hồ sơ học sinh đã được gắn mã số định danh duy nhất, xuyên suốt quá trình học tập, sẵn sàng về dữ liệu phục vụ triển khai Học bạ số; 100% hồ sơ tuyển sinh các lớp mầm non, lớp 1, lớp 6 được quản lý bằng hồ sơ số; phấn đấu để quy trình, thủ tục tuyển sinh các cấp được thực hiện trên môi trường số đạt tỉ lệ cao nhất.

Đối với công tác chỉ đạo và triển khai chữ kí số, tập huấn học bạ số, từ đầu năm học 2023-2024 (tháng 10/2023), Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ lãnh đạo các trường tiểu học và THCS thuộc quận về việc trang bị chữ ký số cá nhân cho cán bộ, giáo viên sẵn sàng triển khai hồ sơ chuyên môn số phục vụ công tác Chuyển đổi số của ngành GD&ĐT quận Hoàn Kiếm.

1_12820241343.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Về kết quả thực hiện triển khai chữ kí số và học bạ số, theo báo cáo của đại diện Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm, đến thời điểm hiện tại, 100% CBQL và 100% GV ở các trường tiểu học, THCS đã được trang bị chữ kí số cá nhân với tổng chữ kí số là 1021/1021 CBQL, GV.

Đặc biệt, theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội, 100% các trường tiểu học thuộc quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành học bạ số năm học 2023-2024. Kết quả cụ thể như sau:

- Số HS khối 1, 2, 3, 4 toàn quận: 7805 học sinh.

- Số HS đủ điều kiện phát hành học bạ số: 7776 học sinh.

- Số lượng học bạ số kí phát hành: 7776 học bạ, đạt tỉ lệ 100% trên tổng số học sinh đủ điều kiện phát hành học bạ số.

- Số lượng học bạ số đã gửi lên hệ thống: 7776 học bạ, đạt tỉ lệ 100% trên tổng số học sinh đủ điều kiện phát hành học bạ số.

- Số lượng học bạ số chưa tạo (thuộc diện học sinh chờ kiểm tra lại sau rèn luyện trong hè): 29 học bạ.

Bên cạnh đó, theo số liệu của Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm, sau thời gian triển khai thí điểm, việc thực hiện học bạ số cấp tiểu học đã bước đầu cho thấy kết quả khả quan. Theo đánh giá của các cơ sở giáo dục, đây chính là giải pháp tối ưu để quản lý học bạ một cách thống nhất, khoa học, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian.

12.8.jpg
Bà Trịnh Ngọc Trâm, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm (thứ 5 từ phải sang) tại hội nghị

Trường Tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã hoàn tất 100% học bạ số cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 năm học 2023-2024. Thay vì phải in ra giấy và ký tay toàn bộ thì chỉ cần vài cú nhấp chuột, giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng nhà trường đã hoàn thành việc ký, đóng dấu học bạ trên hệ thống mà không cần mất quá nhiều thời gian.

Chia sẻ với phóng viên Người Hà Nội, cô Trần Thị Bích Liên - Hiệu trưởng trường Tiểu học Tràng An cho hay: Sau khi tham gia hội nghị tập huấn chung về học bạ số cấp tiểu học do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức và Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm hướng dẫn, chúng tôi đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV theo từng tổ chuyên môn; đồng thời, hướng dẫn thực hiện thí điểm cho các lớp từ khối 1 đến khối 4 đang học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 100% cán bộ, giáo viên trong toàn trường đều sử dụng thành thục các phần mềm giáo dục và chữ ký số cho hồ sơ điện tử nên việc triển khai học bạ số không gặp nhiều vướng mắc.

Học bạ số đảm bảo lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về học sinh và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình học tập tại cấp tiểu học. Đồng thời đảm bảo nhất quán, toàn vẹn thông tin khi học bạ đã được phát hành (không thể thay đổi thông tin).
Ngoài ra, học bạ số đảm bảo thuận tiện cho việc sử dụng, quản lý, tra cứu, xác thực học bạ trực tuyến cũng như cho phép xuất ra bản mềm của học bạ số, có thể in được trên giấy theo mẫu học bạ quy định của Bộ GD&ĐT, để sử dụng trong một số trường hợp cụ thể.
Bộ GD&ĐT sẽ triển khai thí điểm hệ thống học bạ số, cung cấp quy trình, thủ tục quản lý, sử dụng học bạ của học sinh tiểu học, bao gồm: phần mềm hệ thống; tập huấn sử dụng, vận hành các chức năng, nghiệp vụ cơ bản trong tạo lập và sử dụng học bạ số. Phạm vi thí điểm là các cơ sở giáo dục cấp tiểu học bảo đảm các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, chủ động về nhân lực, nguồn lực để thực hiện các giải pháp, nội dung, yêu cầu đối với học bạ số, bảo đảm 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm. Việc thí điểm thực hiện đối với các khối lớp 1, 2, 3, 4 năm học 2023-2024.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho biết

Mặt khác, từ thực tế triển khai nội dung Đề án 06 về chuyển đổi số tại các trường trung học, đặc biệt là việc triển khai học bạ số tại các trường tiểu học thuộc quận Hoàn Kiếm, đại diện ngành GD&ĐT quận Hoàn Kiếm cũng đã trình bày những khó khăn và đề xuất khi thực hiện như: các cấp thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, GV thuộc quận được cấp miễn phí chữ kí số cá nhân phục vụ cho công tác triển khai học bạ điện tử, hồ sơ sổ sách điện tử; các đơn vị phối hợp thực hiện Đề án 06 vừa đảm bảo tính bảo mật thông tin cho phụ huynh và học sinh trong thanh toán không dùng tiền mặt và trong sử dụng học bạ số. Vừa thống nhất cho mỗi học bạ điện tử với các tỉnh thành trên toàn quốc trong trường hợp học sinh chuyển đến hoặc chuyển đi.

Trước đó, tại hội nghị Tổng kết thí điểm học bạ số cấp tiểu học, phát động triển khai ở cấp phổ thông, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết tính đến cuối tháng 7 vừa qua, gần 98% trường học tại Hà Nội triển khai học bạ số cấp tiểu học, dẫn đầu toàn quốc. Tỷ lệ còn lại là một số học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, tiếp tục rèn luyện trong hè, và sẽ hoàn thành chữ kí số sau khi có kết quả rèn luyện bổ sung; một số học sinh trong các trường Quốc tế, học sinh chưa được cha mẹ thực hiện cấp số định danh cá nhân.

Tháng 4 vừa qua, 100% trường tiểu học ở Hà Nội đã trang bị đầy đủ máy tính kết nối internet, có cán bộ để vận hành hệ thống quản lý giáo dục chuyên ngành và cơ sở dữ liệu giáo dục đào tạo; 100% giáo viên, nhân viên các trường học đều có thể tham gia sử dụng hệ thống quản lý thông tin giáo dục chuyên ngành, dữ liệu về học sinh đảm bảo "đúng, đủ, sạch, sống". Nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 100% trường tiểu học áp dụng và sử dụng học bạ số, dẫn đầu toàn quốc trong khi tỷ lệ này của cả nước chưa đến 50%./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phòng Giáo dục Huyện Mê Linh: Nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mê Linh đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa và ấn tượng, thu hút sự tham gia của hàng nghìn giáo viên, học sinh và nhân viên ngành giáo dục trong khu vực. Những sự kiện này không chỉ là dịp để tri ân các thế hệ nhà giáo mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nghề nghiệp trong ngành giáo dục Mê Linh.
  • [Video] Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): 40 năm xây dựng và phát triển
    Trường THPT Sóc Sơn chính thức được thành lập từ năm học (1984 – 1985) theo quyết định ngày 03/01/1985 của UBND Thành phố Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Giáo dục huyện Sóc Sơn. Từ những ngày đầu thành lập, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
  • Đại học Huế kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
    Đại học Huế tôn vinh, tri ân và động viên khen thưởng những tập thể cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp trồng người nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Người giáo viên 30 năm cần mẫn “đưa đò” sang sông
    Gần ba thập kỷ gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cô Đỗ Thị Minh Hường, giáo viên khối 1, Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Đống Đa, Hà Nội) đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong ngành. Cô Hường luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua; thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống của đoàn viên Công đoàn và giáo viên trong trường.
  • Thầy giáo “không lương” tận tâm vì học sinh nghèo vùng đầm Sam
    Thầy giáo Trần Văn Hòa (xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) hơn 30 năm âm thầm trao truyền con chữ cho trẻ em nghèo và “xóa mù” cho nhiều người ở vùng đầm Sam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • ‏Những ấn tượng khó quên từ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì Tầm Vóc Việt
    Ngày 15/11, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập. Bên cạnh dấu ấn những thành tựu vì cộng đồng qua suốt một thập kỷ của Quỹ từ thiện xã hội này, người tham dự còn ấn tượng với chương trình nghệ thuật chào mừng đặc sắc. Điểm đặc biệt của chương trình là 12 tiết mục nghệ thuật đều có sự tham dự không kém phần chuyên nghiệp của các nghệ sĩ “nhí” đến từ trường TH School.‏
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: 100% các trường tiểu học thuộc quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành học bạ số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO