Góp sức kiến tạo thành phố sáng tạo

HNM| 19/09/2021 08:28

Cuộc thi “Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội” vừa chính thức khép lại, với 18 giải thưởng ở 3 hạng mục dự thi được trao cho các ý tưởng xuất sắc trong khai thác giá trị mới từ giải pháp sáng tạo.

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động được thành phố Hà Nội phối hợp phát động, nhằm hình thành nên mạng lưới không gian sáng tạo phong phú và hấp dẫn, góp sức truyền cảm hứng, tạo động lực kiến tạo thành phố sáng tạo.
Góp sức kiến tạo thành phố sáng tạo
Hội đồng giám khảo cuộc thi “Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội” đánh giá các tác phẩm dự thi.

Gắn kết quá khứ với hiện tại

Giành 2 trong 18 giải thưởng từ cuộc thi “Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội”, ý tưởng sáng tạo của nhóm tác giả Đặng Văn Quân, Hà Đức Trình thuộc hạng mục Bảo tồn và Phát huy giá trị không gian kiến trúc, quy hoạch truyền thống, với trục sáng tạo xoay quanh cây cầu Long Biên, một trong những di sản kiến trúc biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Theo đó, nhóm tác giả đưa ra các giải pháp linh hoạt cho việc bảo tồn di sản văn hóa, cải tạo vòm cầu đá cổ thành không gian nghệ thuật sáng tạo, tái thiết nhà ga Long Biên, hình thành trung tâm nghệ thuật đương đại…, tạo nên một tổng thể gắn kết quá khứ với hiện tại.

Theo kiến trúc sư Đặng Văn Quân, một tương lai bền vững cần được kết nối giá trị từ quá khứ, thông qua hiện tại và phát triển để nó trở thành tương lai bền vững. Trong đó màu sắc, thành tựu của tương lai vẫn có sự kết nối hữu cơ với quá khứ. “Tuyến đường sắt Long Biên có thể trở thành tuyến tàu du lịch chạy qua sông Hồng; vòng xuyến giao thông hình thành tổ hợp không gian sáng tạo nghệ thuật…, là những đề xuất kết nối hiện tại, quá khứ và tương lai theo một mạch dẫn chặt chẽ, nhờ vậy hơi thở của quá khứ vẫn được gìn giữ theo hướng tích cực”, kiến trúc sư Đặng Văn Quân cho biết.

Cùng cách tiếp cận theo hướng trân trọng quá khứ trong phát triển đô thị, ý tưởng “Thổi hồn sáng tạo nơi làng Tre Việt” của tác giả Phạm Thị Anh đã giành giải Hội đồng bằng đề xuất cộng đồng cùng sáng tạo dựa trên khai thác văn hóa nghề mây, tre đan truyền thống, văn hóa nghề nông ở làng nghề mây, tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ).

Trong khi đó, nhóm tác giả Nguyễn Văn Tú, Nguyễn Thành Đức xuất sắc giành giải Nhất cho Đồ án “Hà Nội phố cổ ngàn năm văn hiến”, lấy cảm hứng từ quá trình phát triển đặc biệt của phố cổ Hà Nội, với những “khoảng trống” bị xen lẫn một cách lộn xộn bởi quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, hòa trộn hai giá trị cũ và mới cùng tồn tại song song, tác động qua lại với nhau.

Thường xuyên theo dõi cuộc thi “Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội”, ông Nguyễn Hữu Nghĩa (phường Bồ Đề, quận Long Biên) rất ấn tượng với những tác phẩm đoạt giải. “Có nhiều tác phẩm đặt ra những vấn đề mới, lạ, đề xuất được khung khái niệm mới, hoặc cập nhật những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong quy hoạch đô thị... Đặc biệt, rất nhiều phương án, giải pháp có thể đưa vào thực tế”, ông Nguyễn Hữu Nghĩa chia sẻ.

Kiến tạo mạng lưới không gian sáng tạo

Với mục tiêu đánh thức tiềm năng, lợi thế hình thành mạng lưới không gian sáng tạo phong phú và hấp dẫn cho thành phố, cuộc thi “Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội” do UBND thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chỉ đạo, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Tạp chí Kiến trúc phát động từ tháng 10-2020.

Trong khuôn khổ cuộc thi, Ban Tổ chức cũng đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, gợi mở để kết nối người dự thi với các chủ đề của thành phố sáng tạo, như: Tọa đàm thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội; Tọa đàm chuyển đổi di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo; Tọa đàm thành phố sáng tạo: Động lực phát triển bền vững…

Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Phạm Lan Anh thông tin, với 93 phương án dự thi, Ban Tổ chức đã chọn ra 18 ý tưởng xuất sắc để trao 6 giải Nhất, 6 giải Hội đồng và 6 giải Bình chọn ở cả 3 hạng mục dự thi: Hạ tầng thúc đẩy sáng tạo; tổ chức không gian sáng tạo trên cơ sở khai thác các công trình công nghiệp trong đô thị phải di dời hoặc chuyển đổi chức năng; bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc, quy hoạch truyền thống.

Còn theo kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, thành viên Ban Giám khảo, cuộc thi “Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội” là “bữa tiệc” thịnh soạn với rất nhiều ý tưởng thú vị, cho thấy sự đóng góp tâm huyết và giàu sáng tạo của lực lượng kiến trúc sư cho những không gian sáng tạo của thành phố. “Tôi thực sự mong chờ những ý tưởng đó sớm được các cơ quan chức năng quan tâm và kết hợp lập dự án, biến ý tưởng thành hiện thực”, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào bày tỏ.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kiến trúc Phan Đăng Sơn cho biết, những phương án được lựa chọn để trao giải có điểm chung là tính khả thi cao, gắn kết giữa văn hóa và môi trường, có những phương án có thể triển khai được ngay. Hội đồng cuộc thi sẵn sàng trao đổi thêm với các tác giả và UBND thành phố Hà Nội, nếu có điều kiện để thi công thực tế các công trình này.

(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Góp sức kiến tạo thành phố sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO