Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Góp phần xây dựng, lan toả văn hóa Thăng Long - Hà Nội

Đình Thế 16:51 17/09/2024

Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh do Thành ủy Hà Nội phát động, tổ chức không chỉ tạo ra sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho những người làm báo, mà còn góp phần cùng Thành phố trong việc phát triển văn hóa Thủ đô.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch, tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội được vinh danh là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thủ đô anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”, trở thành niềm tự hào của cả nước.

Hà Nội luôn xác định, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô.

ad4-17251689059141866504685.jpg
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là động lực quan trọng phát triển Thủ đô.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được Thành ủy Hà Nội cụ thể hóa trong Chương trình công tác lớn của Thành ủy ở nhiều nhiệm kỳ liên tiếp, nhiệm kỳ 2020-2025 là Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”.

Cùng với đó, từ nhiều năm qua, hệ thống chính trị Thành phố đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, kế hoạch, đề án,… gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua nhằm thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Nhiều sáng kiến, mô hình hay đem lại kết quả đáng ghi nhận.

Đối với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thành phố tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội. Nâng cao chất lượng các mô hình văn hoá, tạo sức lan toả mạnh mẽ trong việc thực hiện hai quy tắc ứng xử.

Muốn làm được như vậy thì phải có sự chung tay, góp sức của tất cả lực lượng trong và ngoài thành phố, đặc biệt là những người sinh sống, làm việc tại mảnh đất này.

Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh chính là cụ thể hóa của Chương trình 06 bằng việc làm thiết thực để huy động sự vào cuộc của các cơ quan báo chí với việc thể hiện tình yêu và đóng góp cho Thủ đô của chúng ta.

Lan tỏa văn hóa người Hà Nội

Ngày 20/6/2018, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 94B-KH/TU về việc tổ chức Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ I. Cuộc thi có mục đích xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình”.

Trải qua 6 mùa, Giải báo chí Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh ngày càng được nâng cao về chất lượng, trở thành giải báo chí có uy tín, tạo sự lan tỏa tích cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của đông đảo phóng viên và các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương và Hà Nội.

Ở mùa thứ 7 này, việc tổ chức Giải tiếp tục hướng tới mục tiêu xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”.

Cùng với đó là mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm văn hóa lớn.

Giáo dục, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, nhân cách, văn hóa giao tiếp, ứng xử. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức chấp hành và trách nhiệm thực thi pháp luật; tự hào, tôn vinh truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và Thủ đô.

Nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội trong việc viết, sáng tác tác phẩm báo chí về phát triển văn hóa Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

1e1f9b866aa9bef7e7b8.jpg
Tạp chí Người Hà Nội nhận Giải B Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VI - năm 2023.

Đồng thời, cổ vũ, động viên phóng viên, biên tập viên, các tập thể, cá nhân tích cực tham gia và có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; ghi nhận, biểu dương, khen thưởng những tác giả, tác phẩm báo chí chất lượng cao, có sức lan tỏa lớn.

Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả Kết luận số 76-KL/TƯ ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tổ chức ngày 24/11/2021…

Ban Tổ chức, năm nay lựa chọn được những tác phẩm báo chí tiêu biểu tuyên truyền về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh để tôn vinh, trao giải. Trên cơ sở đó, phát hiện cách làm hay, mô hình tốt để biểu dương và đấu tranh phê phán những khuyết điểm, vi phạm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế.

Các tác phẩm tập trung phản ánh chủ trương của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025; tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển toàn diện, bền vững của Thủ đô; đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; đẩy mạnh cải cách hành chính; đề cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu…

Bài viết tham dự Giải phản ánh gương điển hình (tập thể, cá nhân), mô hình mới, cách làm hay, đạt hiệu quả tích cực trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh./.

Lễ trao Giải Báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 sẽ được tổ chức vào 19h30 ngày 29/9/2024 tại Hoàng Thành Thăng Long, với sự tham gia của khoảng 500 đại biểu.

Lễ trao Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 thuộc chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới ghi nhận, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc tiêu biểu, các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động tuyên truyền về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Qua đó, sự kiện còn động viên, khuyến khích các nhà báo, cán bộ, đảng viên và Nhân dân, các cơ quan, địa phương, đơn vị ngày càng tích cực tham gia, hưởng ứng giải trong các năm tiếp theo.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Góp phần xây dựng, lan toả văn hóa Thăng Long - Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO