Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Thụy Phương 26/06/2024 14:51

Sáng ngày 26/6, Báo Phụ nữ Thủ đô đã tổ chức tọa đàm “Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Qua những chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến từ các tòa soạn báo, các chuyên gia, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp... tọa đàm góp phần khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” đồng thời gợi mở những giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

Lan tỏa giá trị văn hóa người Hà Nội

Phát biểu tại tọa đàm, đồng chí Phạm Thanh Học – Phó Trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh: “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long Hà Nội coi đây là nguồn lực và động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã được cụ thể hóa trong chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội ở nhiều nhiệm kỳ”.

Ngày 17/3/2021, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 06 – CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 – 2025”. Mới đây nhất, ngày 19/2/2024 Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 30 – CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

toa-dam-3(1).jpg
Đồng chí Phạm Thanh Học – Phó Trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.

Triển khai chương trình, chỉ thị của Thành phố, các cơ quan báo chí Thủ đô đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, có nhiều cơ chế khuyến khích các nhà báo tăng cường sáng tạo, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ hướng đến mục tiêu sáng tạo nên các sản phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới. Nhiều cơ quan báo chí đã linh hoạt, sáng tạo các hình thức tuyên truyền phù hợp với các nhóm đối tượng, đặc biệt chú trọng đến việc định hướng cho thế hệ trẻ Thủ đô, nhất là trên môi trường không gian mạng và các ứng dụng trên nền tảng số, nhằm tạo môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực cho thế hệ trẻ.

Đáng chú ý, từ năm 2018, Thành ủy Hà Nội tổ chức thường niên Giải báo chí về “Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Qua đó thể hiện vai trò, tầm quan trọng của báo chí trong công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Phát biểu tại tọa đàm, đại diện một số cơ quan báo chí Trung ương và thành phố đã chia sẻ những nỗ lực của tập thể cũng như từng phóng viên trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Theo đó, xác định vai trò của báo chí trong tuyên truyền xây dựng Người Hà Nội thanh lịch văn minh, các báo, tạp chí đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bám sát chương trình, chỉ thị, nghị quyết của thành phố về xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; tổ chức các chuyên trang, chuyên mục, tích cực xây dựng các tuyến tin bài, nhằm đề cao giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp ứng xử, trong văn hóa ẩm thực… Đã có nhiều bài viết biểu dương những nét văn hóa ứng xử của người Hà Nội, tuyên truyền những cách làm mới, những kinh nghiệm hay trong việc thực hiện quy tắc ứng xử.

toa-dam-5(1).jpg
Tọa đàm góp phần khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Tham dự tọa đàm, lãnh đạo Thành phố và các sở, ban, ngành đều đánh giá cao sự đóng góp của báo chí trong công tác thông tin tuyên truyền, lan tỏa các chi thị, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận xã hội và góp phần không nhỏ làm chuyển biến nhận thức và hành động của người dân Thủ đô, mang lại giá trị tinh thần to lớn góp phần phát triển văn hóa, con người Hà Nội. Đóng góp của báo chí truyền thông có thể coi vừa là nhiệm vụ, vừa là trọng trách thiêng liêng thể hiện tình yêu và nghĩa vụ đối với Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Chung sức tạo chuyển biến

Mặc dù đạt được những hiệu quả tích cực nhưng công tác xây dựng văn hóa và người Hà Nội thanh lịch, văn minh vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Theo nhà báo Lê Quỳnh Trang - Tổng biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô, công tác tuyên truyền về xây dựng văn hóa và người Hà Nội thanh lịch, văn minh ở một số địa phương của thành phố Hà Nội còn hình thức, chưa có sự đổi mới nội dung để phù hợp với thực tiễn nên chưa đạt hiệu quả cao. Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa còn hạn chế, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ, dẫn đến chồng chéo, buông lỏng, giảm hiệu lực, hiệu quả. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các phong trào xây dựng văn minh đô thị, xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được tổ chức thực hiện chưa đồng đều; một số địa phương còn thực hiện một cách hình thức, chưa thực chất. Một số giá trị văn hóa truyền thống của người Hà Nội bị mai một trước tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, hội nhập quốc tế...

Cũng bởi thế, Tổng biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô cho rằng, công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh vẫn cần được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là tuyên truyền trên không gian mạng và các nền tảng số.

toa-dam-7.jpg
Nhà báo Lê Quỳnh Trang - Tổng biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô phát biểu tại tọa đàm.

Theo đồng chí Phạm Thanh Học, để việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đạt hiệu quả, cần có sự “chung sức” của các cấp, các ngành trong đó có các cơ quan báo chí. Thời gian tới, các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội cần tiếp tục đổi mới, sáng tạo và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị nghị quyết của Trung ương và thành phố về xây dựng phát triển văn hóa Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Nhiều tham luận tại tọa đàm cũng gợi mở những giải pháp cụ thể như: Tuyên truyền về sự đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao vai trò của các cấp ủy và chính quyền địa phương trong xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; Tăng cường đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử; Đa dạng các tuyến bài thông tin về phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội; Tuyên truyền nhân rộng và lan tỏa những tấm gương điển hình, người tốt việc tốt, những giá trị văn hóa tốt đẹp như lòng yêu nước, niềm tự hào, ý thức trách nhiệm, tinh thần thượng tôn pháp luật, tinh thần sẵn sàng cống hiến, sáng tạo… trong mỗi người dân Hà Nội, khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô trong bối cảnh mới.

“Trong tình hình chính trị, kinh tế xã hội quốc tế và trong nước có nhiều biến động khó lường, hơn lúc nào hết những người làm báo Thủ đô cần không ngừng tôi rèn bản lĩnh cách mạng, đề cao quan điểm lập trường và tinh thần xung kích của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng”.

Nhà báo Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội

Về phía Ban biên tập, cần chủ trương đầu tư chất xám từ xây dựng và phản biện đề cương tác phẩm bảo chí, phân công cây bút chủ lực, cây bút cứng hoặc đặt hàng cộng tác viên triển khai thực hiện các tác phẩm chuyên sâu phản ánh bề dày văn hóa, tôn vinh giá trị thống tinh hoa của người Hà Nội qua các thế hệ; thường xuyên đổi mới, cải tiến nội dung hình thức các ấn phẩm báo chí, coi trọng chuyển đổi số, xây dựng nền tảng báo điện tử…

Đối với cán bộ phóng viên, cần rèn luyện bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết đấu tranh với những thói hư, tật xấu, những hành vi lệch lạc, kịp thời phát hiện những bất cập từ cơ sở để phê bình; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc thắp lên ngọn lửa tri thức, lòng nhân ái trong cộng đồng xã hội.

dnt-7004.jpg
PGS. TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và đô thị phát biểu tại Toạ đàm

Còn nhà báo Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và đô thị thì lưu ý, trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, vai trò của báo chí càng phải được thể hiện và khẳng định một cách mạnh mẽ bằng việc thể hiện thông tin một cách chính xác chuẩn mực và có tính định hướng cao, trong đó có vấn đề truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử…

“Bằng tình cảm và trách nhiệm với Thủ đô, các cơ quan báo chí đồng hành và tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong định hướng, truyền cảm hứng, lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa tốt đẹp, văn hóa người Hà Nội thanh lịch văn minh cũng như văn hóa con người Việt Nam”, nhà báo Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.

minh-hue.jpg
Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội chia sẻ một số giải pháp khơi dậy nét văn minh thanh lịch của người Hà Nội.

Phát biểu tham luận tại Tọa đàm, Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội cho biết: Bên cạnh việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trên Tạp chí in và Tạp chí điện tử, để phát huy thế mạnh của tờ Tạp chí chuyên ngành văn học nghệ thuật của thành phố, BBT Tạp chí Người Hà Nội đã chủ động đa dạng hóa phương thức tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh thông qua việc tổ chức các cuộc vận động sáng tác, các cuộc thi ở nhiều thể loại ký, phóng sự, truyện ngắn, thơ, nhiếp ảnh, ca khúc, kịch ngắn... hướng đến tuyên truyền định hướng phát triển văn hóa, giáo dục trên địa bàn Thủ đô; góp phần tiếp tục xây dựng con người mới, người Hà Nội thanh lịch, văn minh theo Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Hà Nội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Người Hà Nội - một tên gọi không chỉ gợi nhắc địa danh mà còn chuyên chở chiều sâu văn hóa
    Trong hành trình 40 năm đầy tự hào ấy, Người Hà Nội luôn biết làm mới mình, luôn sẵn sàng thích nghi để phục vụ tốt hơn sứ mệnh của tờ báo văn học nghệ thuật Thủ đô.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Tuần phim diễn ra từ ngày 12 đến 15/5 tại nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là dịp đặc biệt để tôn vinh những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc lan tỏa di sản văn hóa và giáo dục lý tưởng sống cho thế hệ trẻ trong thời đại mới.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Biểu dương 48 điển hình tiên tiến CNVCLĐ Thủ đô học tập và làm theo Bác
    Chiều 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị số 05); biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động Thủ đô học tập và làm theo Bác.
  • Phở cuốn Ngũ Xã – Biến tấu độc đáo của phở truyền thống
    Giữa tiết trời đầu hạ của Hà Nội, những cơn gió nhẹ ven hồ thơ mộng của Thủ đô ngàn năm tuổi, ta lại có lý do để tìm về những món ăn mát lành, thanh đạm. Hà Nội có nhiều món ngon để lựa chọn, nhưng có một thức quà đặc biệt, chỉ cần nhắc tên là ta nhớ ngay đến một góc phố nhỏ, ven hồ Trúc Bạch – nơi được ví như “thủ phủ” của món ăn ấy: Phở cuốn Ngũ Xã.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO