Giáo sư, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Trọng Bằng qua đời ở tuổi 91

Phương Anh| 22/11/2022 16:14

Theo thông tin từ Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân (GS, NSND) Nguyễn Trọng Bằng, nguyên Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật đã qua đời vào sáng 21/11 tại nhà riêng, hưởng thọ 91 tuổi.

Giáo sư, Nghệ sĩ nhân dân Trọng Bằng, sinh năm 1931 tại Cao Bằng, quê ở Hà Nội. Ông xuất thân từ gia đình với người cha là một công chức ngành xây dựng biết chơi thành thạo đàn bầu và đàn tranh. NSND Trọng Bằng bắt đầu hoạt động âm nhạc từ khi còn là học sinh trung học. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông được cử đi công tác văn nghệ tại mặt trận Trung Lào, sau đó ra Việt Bắc làm Đội trưởng Đội Ca nhạc, Đoàn Văn công Nhân dân trung ương (nay là Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam).

trongbang-ndt-5496.jpg
Sự ra đi của GS, NSND Nguyễn Trọng Bằng để lại mất mát lớn cho nền âm nhạc nước nhà.

Năm 1963, ông là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bằng đỏ tại Nhạc viện Tchaikovsky (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Moskva, Nga). Sau đó ông trở về làm giảng viên Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) sau đó trở thành giám đốc Nhạc viện Hà Nội. Sự cống hiến của ông đã góp phần không nhỏ đưa nhạc viện trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn có uy tín ở trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, NSND Trọng Bằng còn là nhạc trưởng chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng, với nhiều tác phẩm nổi tiếng biểu diễn trong nước và quốc tế, mang về nhiều giải thưởng lớn. Không những thế, về thanh nhạc, ông là tác giả của nhiều bài hát in đậm dấu ấn những năm tháng hào hùng của đất nước, như: “Tình quê hương”, “Nhịp máy khoan”, “Bão nổi lên rồi”, “Chúng ta là sĩ chiến sĩ Công an”, “Cả nước hướng về Hà Nội”…

Các tác phẩm khí nhạc của ông đã góp phần xây dựng khí nhạc trẻ tuổi của Việt Nam như: vũ khúc viết cho cello và piano, ouverture Chào mừng (1986), giao hưởng thơ Người về đem tới ngày vui (1990), ouverture fantaisie Chào thiên niên kỷ mới (2000), hai tổ khúc hợp xướng Mùa xuân trên quê hương đổi mới (2002) và Trường ca Tây Bắc (2004).

Năm 2013, GS, NSND Trọng Bằng được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba; được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 2017; ông từng đảm nhiệm vị trí Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa V và VI.

Có thể nói, sự ra đi của ông là một mất mát lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho những con người yêu mến nhạc phẩm của ông nói riêng và nền âm nhạc Việt nam nói chung.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật đầu tiên về nghề báo được tổ chức trên quy mô toàn quốc
    Tối 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội), Tạp chí Người Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”. Đây là chương trình trọng điểm của Tạp chí Người Hà Nội - Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
  • Lan tỏa hình ảnh người làm báo qua các tác phẩm văn học nghệ thuật
    Tối 16/6, tại Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”. Sự kiện diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), góp phần tôn vinh nghề báo và người làm báo – những “chiến sĩ” thầm lặng trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
  • 20 giờ tối nay (16/6) truyền hình trực tiếp Lễ trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước
    Vào 20h tối ngày 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội (Số 3 – 5 phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội), Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
  • TS Ngô Phương Lan nhận Huân chương Văn học và Nghệ thuật của Pháp
    Ngày 26/5/2025, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Rachida Dati đã thay mặt nước Cộng hòa Pháp trao Huân chương Văn học và Nghệ thuật bậc sĩ quan cho Tiến sĩ, nhà lý luận, phê bình điện ảnh Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam. Đây là phần thưởng cao quý ghi nhận những đóng góp bền bỉ và sâu sắc của bà với điện ảnh Việt Nam và quan hệ hợp tác văn hóa Việt - Pháp.
  • Nghệ sĩ Ưu tú Mai Châu qua đời ở tuổi 99
    Nghệ sỹ Ưu tú Mai Châu - bà Nghị Quế của điện ảnh Việt những năm 60 đã qua đời lúc 3h10 sáng 24/5 do tuổi cao, sức yếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Giáo sư, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Trọng Bằng qua đời ở tuổi 91
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO