Văn học - Nghệ thuật

Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn

Kim Thoa 08:49 22/06/2024

Các thể loại tham dự giải thưởng bao gồm: Văn xuôi, thơ, âm nhạc, múa, sân khấu, kiến trúc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian, phát thanh - Truyền hình.

1ccrpos1.png
Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn

Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình vừa ban hành thông báo số 05/TB-HVHNT về việc xét, tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn giai đoạn 2012-2017, 2017-2022.

Các thể loại tham dự giải thưởng bao gồm: Văn xuôi, thơ, âm nhạc, múa, sân khấu, kiến trúc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian, phát thanh - Truyền hình.

Tác phẩm tham dự Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn là những tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình văn học nghệ thuật của một tác giả hoặc một nhóm tác giả phản ánh chân thật, sâu sắc truyền thống, mảnh đất con người Thái Bình.

Tác phẩm phải có nội dung phản ánh về đề tài Thái Bình và đáp ứng một trong các điều kiện sau: Tác phẩm đã được các Hội chuyên ngành là thành viên của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, các cơ quan văn hóa, văn nghệ, nhà xuất bản Trung ương hoặc địa phương (cấp tỉnh) công bố, xuất bản; Kịch bản sân khấu, múa đã được ít nhất một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp dàn dựng, biểu diễn tại các hội diễn, liên hoan Toàn quốc hoặc khu vực; kịch bản chương trình nghệ thuật có quy mô lớn (cấp tỉnh) được Ủy ban nhân dân tỉnh giao tổ chức thực hiện; Kịch bản phóng sự phát thanh, truyền hình, các chương trình văn nghệ đã được Đài Phát thanh - Truyền hình của Trung ương sử dụng; Các đồ án thiết kế kiến trúc, trang trí nội, ngoại thất công trình; đồ án quy hoạch tiêu biểu đã được UBND tỉnh phê duyệt và đưa vào sử dụng.

Tác phẩm yêu cầu phải có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, phản ánh sâu sắc chân thực về truyền thống mảnh đất, con người Thái Bình qua các thời kỳ lịch sử, nhất là trong sự nghiệp đổi mới hiện nay; góp phần tích cực vào việc hoàn thiện nhân cách con người mới; giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào và nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân Thái Bình trong công cuộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời tác phẩm phải có tính sáng tạo và giá trị thẩm mỹ cao, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hội nhập và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, được công chúng hưởng ứng, tiếp nhận và có sức lan tỏa trong nhân dân; góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao trí tuệ, tình cảm, đạo đức, trình độ thẩm mỹ của nhân dân.

Về số lượng tác phẩm gửi tham dự Giải thưởng, mỗi tác giả, nhóm tác giả chọn một tác phẩm, cụm tác phẩm hoặc công trình, cụm công trình thuộc một thể loại gửi tham dự cho một lần xét, tặng giải, cụ thể:

Tác phẩm là sách xuất bản nộp 05 quyển; Tác phẩm là ảnh, mỹ thuật (các thể loại mỹ thuật) được sao chụp thành ảnh, nộp 02 ảnh cỡ 30cm x 45cm; Kiến trúc: Nộp bản thiết kế chính công trình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (mặt bằng tổng thể, các mặt bằng hạng mục, các mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh), 02 ảnh chụp toàn bộ công trình đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả và 02 ảnh chụp công trình nội, ngoại thất (cỡ 30cm x 45cm); Tác phẩm về quy hoạch xây dựng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nộp các bản thiết kế chính, ảnh chụp phổi cảnh tổng thể, tiêu cảnh 02 ảnh cỡ 30cm x 45cm hoặc gửi bản vẽ sao chụp; Âm nhạc: Nộp 02 bản sao đĩa CD hoặc đĩa VCD cho mỗi thể loại; Múa: Nộp 02 kịch bản phô tô và 02 bản sao đĩa ghi hình tác phẩm; Sân khấu: Nộp 02 bản kịch bản phô tô kèm theo 02 đĩa ghi hình vở diễn đã được các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp dân dụng, công diễn; Phát thanh - Truyền hình: Nộp 02 kịch bản phô tô và 02 đĩa CD hoặc đĩa VCD của tác phẩm.

Cơ cấu Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn như sau: Mỗi thể loại xét tặng: 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba; 05 giải Khuyến khích.

Mốc thời gian tác phẩm tham dự Giải thưởng: Giai đoạn 2012- 2017: tác phẩm được sáng tác, công bố từ ngày 01/8/2012 đến ngày 31/7/2017; Giai đoạn 2017- 2022: tác phẩm được sáng tác, công bố từ ngày 01/8/2017 đến ngày 31/7/2022.

Thời gian nhận hồ sơ dự giải: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 08/7/2024; Thời gian trao tặng Giải thưởng: Tháng 12/ 2024.

Nơi tiếp nhận hồ sơ dự Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn:

Đối với hội viên Hội văn học nghệ thuật Thái Bình: Ban Chấp hành Chi hội tiếp nhận tác phẩm tham dự Giải thưởng của hội viên rồi gửi về Thường trực Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình.

Đối với tác giả không là hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình: Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình, số 26, đường Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Thái Bình./.

Bài liên quan
  • Khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh qua tác phẩm văn học nghệ thuật
    Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, sáng ngày 20/6, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tọa đàm “Văn học, nghệ thuật Thủ đô sáng tác các tác phẩm hướng tới đề tài “Người Hà Nội khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh”.
(0) Bình luận
  • Giới thiệu 100 tựa sách thiếu nhi về chủ đề gia đình
    Sách thiếu nhi là một điểm chạm tuyệt vời giúp trẻ nhỏ khám phá cái hay của ngôn từ, cái đẹp của tranh minh họa và thông điệp nhân văn của câu chuyện để các em nuôi dưỡng trí tưởng tượng, lòng thấu cảm và những ước mơ của riêng mình. Một triển lãm sách thiếu nhi với những trải nghiệm đọc mới mẻ, lôi cuốn, hấp dẫn sẽ là cánh cửa tuyệt vời để trẻ tiếp cận với thế giới nghệ thuật muôn màu.
  • Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước
    Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.
  • Nhà báo Trần Mai Hưởng: “Dù thế nào ta cũng trở về với thông tin chân thực, văn minh, nhân đạo”
    Chúng tôi gặp nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam – nhà báo Trần Mai Hưởng trong một chiều tháng Sáu, dịp Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam đã đến gần. Nhà báo chiến trường, vị tiền bối đã U80 vẫn rất tinh anh, chia sẻ: “Đôi khi thông tin trên mạng xã hội nhanh hơn báo chí, nhưng dù có thế nào, con người cũng luôn trở về với thông tin có giá trị, chân thực, văn minh, nhân đạo”.
  • Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024: Mở rộng đối tượng đề cử, tăng tính phát hiện sách giá trị
    Một trong những điểm mới, tạo nên sức hấp dẫn của Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - năm 2024, đó là bạn đọc được đề cử cuốn sách có giá trị để Ban tổ chức xem xét ấn phẩm đó trao thưởng.
  • Dự án dành cho các nghệ sĩ Việt Nam về âm nhạc, sân khấu và nghệ thuật thị giác
    Dự án do Quỹ Dàn nhạc Trẻ thế giới (World Youth Orchestra Foundation) và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) phát động tới các nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa và sáng tạo Việt Nam nộp các dự án về âm nhạc, sân khấu và nghệ thuật thị giác.
  • Tín hiệu vui từ Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ Nhất
    “Khép lại một chặng đường, Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ Nhất đã có được những kết quả khả quan đúng với mục tiêu phát hiện thêm những cây bút tài năng viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam” – đó là chia sẻ của bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc - Tổng Biên tập NXB Kim Đồng về những thành quả của Giải thưởng văn học Kim Đồng sau một năm phát động.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển lãm tranh “Sĩ tử”: Cổ vũ tinh thần các em học sinh trước kì thi quan trọng
    Triển lãm tranh “Sĩ tử” đem đến cho khán giả cái nhìn chân thực về hình ảnh các “sĩ tử” ngày nay - những lớp trẻ là “mầm non tương lai” qua 69 bức tranh trực hoạ tại các trường Trung học phổ thông, các Trung tâm luyện thi… Đồng thời, triển lãm còn cổ vũ tinh thần các sĩ tử trước thềm kỳ thi đại học quan trọng.
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
  • Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang
    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang (thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
  • iHanoi - Kênh tương tác số hữu hiệu giữa chính quyền với người dân
    iHanoi ra đời với sứ mệnh là kênh tương tác số thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ứng dụng cũng mang tới những thông tin hữu ích, cung cấp các tiện ích đô thị thông minh tới người dân ở mọi khía cạnh cuộc sống, gồm: Giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp…
  • Quy định trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử
    Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài và cơ quan, tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Sáng ngày 26/6, Báo Phụ nữ Thủ đô đã tổ chức tọa đàm “Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Qua những chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến từ các tòa soạn báo, các chuyên gia, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp... tọa đàm góp phần khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” đồng thời gợi mở những giải
  • Hôm nay 26/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
    Hôm nay 26-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
  • Nền tảng I-Cabinet: Hà Nội tiến tới chính quyền số
    Cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô thời gian qua đã chung sức, đồng lòng đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Nhiều giải pháp xây dựng Chính quyền số - Chính quyền phục vụ đã được Hà Nội triển khai. Đặc biệt, ngày 28/6/2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ ra mắt nền tảng họp không giấy tờ (I-Cabinet) tích hợp phòng họp thông minh.
  • Nghiên cứu quy định về diện tích quảng cáo trên báo in và thời lượng quảng cáo trên truyền hình
    Chính phủ giao Bộ VHTTDL hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, bảo đảm quy định rõ các điều kiện, yêu cầu đặc thù của loại hình quảng cáo trên môi trường mạng, quảng cáo xuyên biên giới, các chế tài nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm pháp luật, chống thất thu thế, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
  • Ứng dụng iHanoi: Kết nối người dân với di tích lịch sử Thủ đô mọi lúc, mọi nơi
    Ưng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi do UBND Thành phố Hà Nội thực hiện có nhiều tiện ích, nổi bật là bản đồ di tích lịch sử văn hóa. Tiện ích này của iHanoi giúp người dân kết nối với các di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp thành phố... tại Hà Nội mọi lúc, mọi nơi chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh.
  • Tri ân chúa Nguyễn, người có công định chế ra áo dài Việt Nam
    Thừa Thiên Huế tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, người có công định chế áo dài và trở thành quốc phục của Việt Nam.
  • Huyện Sóc Sơn phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới
    Ngày 25/6, HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc kỳ họp thứ 18. Kỳ họp diễn ra trong 2 ngày (25 – 26/6/2024. Đây là nội dung thường lệ nhằm đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển và thảo luận để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • [Infographic] Hà Nội công bố các nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính Phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ của Đề án 06 làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng. Sau thời gian nghiên cứu thí điểm, UBND thành phố Hà Nội sẽ công bố một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ gồm: Công dân Thủ đô số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet.
  • Hiệu quả từ mô hình “30 phút vì dân”
    Đều đặn, cứ 7h mỗi thứ 2 và thứ 6 hằng tuần, tại Bộ phận Một cửa phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội đã có cán bộ công chức đến làm việc. “30 phút vì dân” là một trong rất nhiều hoạt động của Quận ủy Tây Hồ trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 30 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Thủ đô Hà Nội sẽ có Cơ quan phục vụ hành chính công
    Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có thông báo về ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc xây dựng Đề án thành lập Cơ quan phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là tổ chức hành chính chuyên trách một cấp về cung cấp dịch vụ công.
Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO