Gặp lại “thế hệ vàng” điện ảnh Việt

Theo sggp.org.vn| 01/08/2019 14:08

Kể từ 18 giờ 30 ngày 29-7, Truyền hình cáp SCTV bắt đầu phát sóng kênh SCTV21 mang tên “Việt Nam ký ức” trên hệ thống truyền hình cáp kỹ thuật số SCTV.

Gặp lại “thế hệ vàng” điện ảnh Việt

Một trong những điểm nhấn của kênh là khung giờ chiếu bóng (phát sóng lúc 20 giờ 30 mỗi ngày), phát lại hàng loạt phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam thập niên 1960 - 1970. 

Những năm tháng gian khổ, khi đất nước còn chiến tranh triền miên, hay khi xây dựng lại đất nước trong điều kiện hậu chiến khó khăn, cũng chính là thời kỳ điện ảnh Việt cho ra đời những tác phẩm kinh điển. Phim điện ảnh thập niên 1960 - 1970 mang đậm màu sắc hoài cổ. Đó chính là hình ảnh làng quê Bắc bộ trong những năm kháng chiến, hình ảnh mái đình làng xưa, chiếc áo nâu sòng hay thân phận con người trong xã hội cũ... Thông điệp sau mỗi bộ phim để lại nhiều suy nghĩ cho người xem. Đặc biệt, nội dung phim thể hiện khát vọng, lý tưởng, đời sống tinh thần của cuộc sống đương đại. 

7 bộ phim được chọn giới thiệu dịp này có thể xem là 7 đại diện tiêu biểu nhất của điện ảnh Việt thời kỳ đầu với nhiều khó khăn nhưng đủ để làm nên những dấu ấn sâu đậm, bao gồm: Vợ chồng A Phủ của đạo diễn Mai Lộc (1961), Chị Tư Hậu của đạo diễn Phạm Kỳ Nam (1962), Con chim vành khuyên của đạo diễn Trần Vũ và Nguyễn Văn Thông (1962), Em bé Hà Nội của đạo diễn Hải Ninh (1974), Cánh đồng hoang của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến (1978), Mẹ vắng nhà của đạo diễn Trần Khánh Dư (1979) và Vĩ tuyến 17 ngày và đêm của đạo diễn Hải Ninh (1972). 

Đặc biệt, ở thời kỳ này, song song với sự phát triển của điện ảnh miền Bắc, với những tài năng như nhà quay phim Mai Lộc, đạo diễn Nguyễn Hồng Sến, diễn viên Trà Giang… nền điện ảnh bưng biền miền Nam cũng đã có những đóng góp rất lớn cho nền điện ảnh non trẻ nước nhà mà bộ phim tiêu biểu Cánh đồng hoang được giới thiệu nhân dịp này là một minh chứng.

Phim điện ảnh Việt, đặc biệt là dòng phim cách mạng trước năm 1975, không chỉ truyền tải thông điệp cuộc sống sâu sắc mà còn giới thiệu đến khán giả một thế hệ diễn viên tài năng. Trong đó, nghệ sĩ nổi bật nhất phải kể đến Tố Uyên, Trà Giang, Thế Anh, Trần Phương, Đức Hoàn, Như Quỳnh, Huy Công, Trịnh Thịnh…

Sinh ra tại Hà Nội, nghệ sĩ Tố Uyên sớm “bén duyên” với điện ảnh và thành công ngoài sức tưởng tượng với vai bé Nga trong phim Con chim vành khuyên. Tham gia đóng phim lúc mới 13 tuổi nhưng diễn xuất ấn tượng của nghệ sĩ Tố Uyên đã tạo tiền đề cho sự phát triển sự nghiệp của bà sau này. Truyện vợ chồng anh Lực, Dòng sông âm vang, Biển gọi… là những tác phẩm có sự góp mặt của diễn viên tài ba này. 

Thế hệ đầu của điện ảnh Việt không thể không nhắc đến NSND Trần Phương. Người hâm mộ thường nhớ đến chàng trai A Phủ trong phim Vợ chồng A Phủ năm nào. Trần Phương được đánh giá là một trong những diễn viên kỳ cựu và tài năng của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Với ngoại hình điển trai, diễn xuất thu hút, Trần Phương đã để lại dấu ấn qua hàng loạt vai diễn như anh Khoa trong Chị Tư Hậu, Lực trong Truyện vợ chồng anh Lực, Khiêm trong Tiền tuyến gọi… Không chỉ là một diễn viên tài ba, ông còn thành công trong vai trò đạo diễn. Tội lỗi cuối cùng, Dòng sông hoa trắng, Hy vọng cuối cùng, Săn bắt cướp… là những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của ông. Bộ phim điện ảnh chuyển thể Vợ chồng A Phủ còn giúp cố nghệ sĩ Đức Hoàn ghi lại dấu ấn khó quên với vẻ đẹp vừa sắc sảo, vừa hoang dã. Mị là vai diễn ấn tượng nhất của bà trong suốt chặng đường hoạt động nghệ thuật. Nghệ sĩ Đức Hoàn còn tham gia những bộ phim thời chiến khác như Bình minh trên rẻo caoĐi bước nữa.

Một đại diện tiêu biểu của thế hệ trưởng thành từ nền điện ảnh bưng biền là NSND Trà Giang. Từ Cánh đồng hoang của miệt bưng biền, tài năng của bà liên tục tỏa sáng không chỉ trong nước mà còn được quốc tế công nhận. Có thể nói, Trà Giang là một cái tên sáng giá của nền điện ảnh Việt Nam thập niên 1960 - 1970. Bà được người xem ví như “nữ hoàng” điện ảnh Việt trong những năm chiến tranh. Với nét đẹp sắc sảo, đôi mắt mạnh mẽ, nụ cười dịu dàng và lối diễn xuất tinh tế, đầy cảm xúc, Trà Giang đã thành công trong các bộ phim nổi tiếng như Chị Tư Hậu, Mối tình đầu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Bài ca ra trận… 

Điều thú vị là, với những bộ phim ở thời kỳ này, người xem dễ dàng nhận ra vẻ đẹp rất riêng của từng nghệ sĩ. Chẳng hạn với nghệ sĩ Như Quỳnh là vẻ đẹp dịu dàng, phúc hậu hiếm thấy, hay như NSND Trịnh Thịnh ghi dấu ấn qua những vai các cụ già nhà quê hoặc những nhân vật mang đậm dấu ấn của làng quê nông thôn Việt Nam.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
  • Thơ về chiến tranh cách mạng 1946 - 1954 từ hướng nhìn Thủ đô Hà Nội
    Lịch sử thi ca chiến tranh cách mạng Việt Nam đã xác nhận có một khu vực tác phẩm oai hùng, chói sáng, đó là một di sản văn hóa quý báu: thơ viết về Thủ đô Hà Nội, trái tim của Tổ quốc, ở giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954. Thơ ca kháng chiến giai đoạn này bao gồm cả thơ viết về Hà Nội hoặc thơ liên quan đến Thủ đô. Số lượng tác phẩm phải đến hàng trăm. Nhiều tác phẩm đạt tới hiệu quả nghệ thuật nhất định, để lại giá trị lịch sử - văn hóa từ đó cho đến hôm nay và mai sau.
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • Mấy đặc trưng trong thơ Thăng Long - Hà Nội
    Để xác định những khác biệt của thơ Hà Nội so với thơ các địa phương khác cần nhìn lại cả quá trình phát triển của thơ từ thuở lập kinh đô, phải tính đến những tác phẩm không chỉ của những nhà thơ sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, mà còn của những nhà thơ từ những vùng quê khác về sống ở Thăng Long. Và chính họ, những nhà thơ bị (hoặc được) phong cách sống, phong cách thơ của Hà Nội đồng hóa, vốn đông đảo hơn các nhà thơ nguyên quán Hà Nội, đã đóng góp nhiều hơn để tạo nên phong cách trữ tình cho thơ đất đế đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Gặp lại “thế hệ vàng” điện ảnh Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO