Du lịch Quốc Oai (Hà Nội): Biến di sản thành tài sản

NSHN| 17/05/2021 17:13

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, với lợi thế giao thông thuận lợi, lại có nhiều di tích cổ nức tiếng cả nước, huyện Quốc Oai đang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thu hút du khách không chỉ nội đô mà còn khách phương xa và quốc tế. Mặc dù đang chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, song Quốc Oai đã có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch, biến di sản cổ lâu đời thành tài sản phát triển kinh tế - xã hội.

Du lịch Quốc Oai (Hà Nội): Biến di sản thành tài sản
Khung cảnh nên thơ tại cụm Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy.

Phong phú tài nguyên

Nhắc đến Quốc Oai, nhiều người sẽ nhớ đến nhiều ngôi chùa, đình cổ nổi tiếng trong danh sách di tích quốc gia đặc biệt như: Chùa Thầy, đình So... Không chỉ nổi tiếng với truyền thuyết về thiền sư Từ Đạo Hạnh, cụm Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy hấp dẫn khách gần xa vì không gian cổ kính, thơ mộng. Chùa Thầy gồm các hạng mục: Thủy đình, cầu Nhật Tiên, Nguyệt Tiên, đền Tam Phủ, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng... Chùa Thầy cùng cụm di tích gắn liền như chùa Long Đẩu, hang Cắc Cớ, bàn cờ Tiên, chợ Trời... tạo thành một quần thể danh thắng không thể tách rời. 

Vào tháng 3 hằng năm, khi hoa gạo rực đỏ, lễ hội chùa Thầy diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc đã trở thành "đặc sản" hấp dẫn du khách. Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn thông tin, trong hai năm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lễ hội chùa Thầy không diễn ra nhưng từ tháng Giêng, rất nhiều du khách vẫn đến chùa Thầy để tham quan, ngắm cảnh. Từ đầu năm 2021 đến nay, chùa Thầy đón khoảng trên 2 vạn lượt du khách.

Cách chùa Thầy không xa, nằm trên xã Cộng Hòa, đình So tọa lạc bên dòng sông Đáy với kiến trúc gỗ độc đáo, được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là ngôi đình cổ có kiến trúc mẫu mực bậc nhất của xứ Đoài. Đình được xây dựng vào năm 1673 thờ Tam vị Đại Vương, là tướng nhà Đinh có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

Theo ông Vương Khắc Nghĩa, người trông coi đình So, rất nhiều cấu kiện gỗ của ngôi đình vẫn được giữ nguyên vẹn từ cách đây hàng trăm năm. Trong đình còn lưu giữ 40 đạo sắc phong từ năm Hoằng Định thứ 2 (1601) thời nhà Lê đến năm Khải Định thứ 9 (1924) thời nhà Nguyễn cùng nhiều hoành phi, câu đối cổ. Sự cổ kính và nét chạm khắc tinh xảo của ngôi đình đã tạo sự hấp dẫn đặc biệt, và là điểm dừng chân không nên bỏ lỡ khi đến Quốc Oai.

Du lịch Quốc Oai (Hà Nội): Biến di sản thành tài sản
 Đoàn khảo sát du lịch do Sở Du lịch tổ chức để đánh giá tiềm năng và tìm giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch tại Quốc Oai.

Không chỉ có các di tích cổ, Quốc Oai hiện còn là điểm đến thu hút du khách khi hình thành nên quần thể giải trí Baara Land với sân khấu thực cảnh "Tinh hoa Bắc Bộ" hoành tráng và hiện đại nhất khu vực phía Bắc. Ngoài ra, du khách còn có thể trải nghiệm biển nước mặn cùng nhiều trò chơi dưới nước, biểu diễn cá heo...

Ông Tô Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Tuần Châu, Hà Nội - đơn vị xây dựng tổ hợp giải trí Baara Land cho biết, trước dịch Covid-19, tại đây đã đón hàng vạn du khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng và xem biểu diễn thực cảnh. "Chúng tôi đã lên kế hoạch xây dựng quần thể giải trí Baara Land trở thành một trong những trung tâm vui chơi, giải trí lớn của Hà Nội, có thể kết nối rộng với du khách từ nội thành và các tỉnh, thành phố khác, và sẽ là điểm nhấn của du lịch ngoại thành của Thủ đô", ông Tô Quốc Tuấn chia sẻ.

Cần sự liên kết lâu dài

Cuối tháng 4 vừa qua, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức đoàn khảo sát với sự tham gia của hơn 10 đơn vị lữ hành để nhằm đánh giá lại tiềm năng cũng như tăng tính kết nối du lịch giữa Quốc Oai với khu vực nội thành.

Giám đốc Công ty du lịch Tâm Việt Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho biết, các thế mạnh du lịch tại Quốc Oai đã hình thành khá rõ với nguồn tài nguyên di sản hiếm có cùng quần thể giải trí hiện đại. Tuy nhiên, khó khăn trong phát triển du lịch tại đây là còn thiếu tính kết nối giữa các điểm với đơn vị du lịch trong việc cung cấp thông tin khiến cho việc tạo tour, tuyến du lịch chưa thật rõ nét. "Cơ sở hạ tầng để cung cấp số lượng khách lớn tại đây còn yếu, nhiều đơn vị muốn đưa những đoàn khách trên 100 người đến để nghỉ qua đêm gần như không được đáp ứng", chị Minh Nguyệt bày tỏ. 

Du lịch Quốc Oai (Hà Nội): Biến di sản thành tài sản
Đình làng So, một trong những ngôi đình được đánh giá có kiến trúc mẫu mực và đẹp nhất của xứ Đoài.

Còn theo Giám đốc Công ty du lịch Thế Anh - ông Nguyễn Gia Thế, Quốc Oai có nhiều lợi thế trở thành trung tâm du lịch của Hà Nội, có thể hấp dẫn du khách có thu nhập cao. Để phát huy các lợi thế, địa phương cần có kế hoạch kết nối các điểm di sản với những trung tâm giải trí hiện đại, tăng thêm tính trải nghiệm cho du khách tại những điểm di sản đã quen thuộc và cần đẩy mạnh khâu truyền thông quảng bá. 

Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giống như nhiều địa phương khác, huyện Quốc Oai tạm dừng các hoạt động đón khách tại các di tích để thực hiện phòng, chống dịch. Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn cho biết, huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch thành mũi nhọn, trong đó tập trung phát triển các loại hình du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí kết hợp phát triển làng nghề.

"Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, vì thế, du lịch nội địa vẫn là chủ đạo trong thời gian dài. Kế hoạch phát triển du lịch của huyện sẽ có sự điều chỉnh để phát huy rõ hơn các di sản vốn có để phù hợp với nhu cầu của khách trong nước nhưng vẫn phải gắn với việc phòng, chống dịch Covid-19. Đến năm 2025, huyện phấn đấu đón 1,2-1,5 triệu lượt du khách", ông Nguyễn Trường Sơn cho biết.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Du lịch Quốc Oai (Hà Nội): Biến di sản thành tài sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO