Đồng đội

Nguyễn Văn Tám| 02/10/2021 09:06

ĐỒNG ĐỘI

  Tác giả: Nguyễn Văn Tám

 NHÂN VẬT

 Hai Chiến:                              Lính cứu hỏa nghỉ hưu

 Tư Thắng:                              Lính cứu hỏa nghỉ hưu

 Thanh:                          Con của Tư Thắng

 Bình:                             Con của Hai Chiến

  (Cảnh nhà của Hai Chiến, ông đang ngồi uống trà, Bình đi chợ vừa về tới)

Bình: Dạ thưa Ba! Con đi chợ mới về

Hai Chiến: À; con có mua mấy thứ Ba đã dặn không con?

Bình: Dạ! con mua đủ hết, Ba xem nè, có phải đúng như lời Ba dặn không?

Hai Chiến: Đúng rồi, đây là những món mà người ấy thích đó con.

Bình: Vì Ba bảo: “Hôm nay là ngày giỗ của một đồng đội”

Hai Chiến: Ngày giỗ của một đồng đội… Ngày giỗ của một đồng đội…

Bình: Kìa Ba, Ba đang suy nghĩ điều gì vậy?

Hai Chiến: Ờ…ờ …không… không có điều gì đâu con.

Bình: Ba ơi! thời gian gần đây, con thấy Ba thường suy nghĩ ưu tư. Có phải chăng? Ba có điều gì định muốn nói ra mà lòng còn ngại còn lo. A… chắc là Ba nhớ thương mẹ và đồng đội thâm tình với bao kỷ niệm vui buồn. Hay là… con lầm lỡ điều chi làm phật ý của Ba?

Hai Chiến: Không phải vậy đâu con.

Bình:  Ba hãy giữ gìn sức khỏe để sống đời với cháu con.

Hai Chiến: Bình con à, Ba định nói với con một chuyện…

Bình: Ba ơi! Từ trước đến giờ Ba với con chia sẻ biết bao nhiêu chuyện vui buồn, Ba nào có giấu giếm con điều gì đâu. Ba đừng suy nghĩ nhiều mà ảnh hưởng đến sức khỏe không tốt, lúc này con thấy Ba yếu đi nhiều.

Hai Chiến: Ờ.. thì Ba… tuổi càng cao, sức khỏe ngày một yếu đi, đó cũng là quy luật “Sinh - Lão - Bệnh - Tử ” có ai sống ngàn năm đâu con.

Bình: Biết rằng là vậy, nhưng con vẫn muốn Ba mãi mãi sống hoài bên con.

Hai Chiến: Cái con nhỏ này, nè… con còn phải lấy chồng, để cho Ba có cháu ngoại để mà ẵm bồng nữa chớ…

Bình: Nhưng mà Ba ơi! con không muốn người đời bảo rằng:  “Con ham lấy chồng, bỏ mẹ cha”

 Hai Chiến: Bình con à, niềm vui của những bậc làm cha làm mẹ là: Nuôi con khôn lớn, dạy dỗ cho con nên người và lo cho con được yên nơi yên phận.

Bình: Nhưng… con.

 Hai Chiến: Thôi, không có nhưng gì hết, nghe lời của Ba đi con

Bình: Ba…

Hai Chiến: Ờ… Bình con à; thằng Thanh nó hẹn thế nào, chừng nào nó tới?

 Bình: Ba ơi! Ba quên rồi sao? Hôm trước, anh Thanh xin phép Ba là hôm nay ảnh sẽ đưa Ba của ảnh tới để gặp Ba và bàn chuyện đám cưới cho tụi con mà.

Hai Chiến: Ờ… Ba nhớ rồi, cái thằng thiệt dễ mến, tính tình cương trực thẳng thắn.

Bình: Ba lại quên nữa rồi, anh Thanh là lính cứu hỏa mà.

Hai Chiến: Con nhỏ này, hễ nhắc tới thằng Thanh là nó bênh giựt và đỏ cả mặt… thôi con mang mấy thứ này vào trong bếp nấu nướng chuẩn bị kẻo trễ…

 Bình: Dạ thưa Ba con đi ( Bình vào trong bếp)

                                           ( Trước bàn thờ - Hai Chiến nói tự sự )

 Hai Chiến: Hoàng Sơn ơi! ước chi bạn còn sống để nhìn con Bình, con của bạn nó thật sự trưởng thành rồi, tôi vui mừng và sung sướng lắm, vì đã làm tròn trách nhiệm, lo cho nó yên nơi yên phận.

 (Hai Chiến nói như tâm sự với đồng đội và bị choáng,

 Thanh và Tư Thắng vào kịp lúc)

 Thanh: Bác Hai, bác có sao không?

Hai Chiến: Ờ… Bác không sao, cháu vừa mới tới à?

Thanh: Dạ! có cả Ba của cháu.

Tư Thắng: Chào anh!

Hai Chiến: Chào anh! Mời anh ngồi, mời anh uống nước.

Tư Thắng: Cám ơn anh!

Hai Chiến: Thanh à, cháu vào trong bếp, phụ giúp con Bình một tay.

Thanh: Dạ thưa bác cháu đi.

Hai Chiến: Uống nước đi anh.

Tư Thắng: Cám ơn anh!

Hai Chiến: Nghe cháu Thanh nói: ngày trước, anh cũng từng là Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy?

Tư Thắng: Đúng vậy, chẳng giấu gì anh, tôi được giao làm “trinh sát đám cháy”,.

Hai Chiến: Một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và nguy hiểm trong công tác chữa cháy, vậy anh có biết anh Tư Thắng không?

Tư Thắng: Ông anh đây với anh Tư Thắng quan hệ như thế nào?

Hai Chiến: Là đồng đội.

Tư Thắng: Là đồng đội… anh đây có phải là?

Hai Chiến: Anh đây là?

Tư Thắng: Hai Chiến đó phải không?

Hai Chiến: Tư Thắng đây mà…

 (Cả hai nhận diện và ôm chầm lấy nhau)

 Tư Thắng: Mới đó mà đã hơn hai mươi năm.

Hai Chiến: Đúng vậy, hơn hai mươi năm rồi mình mới gặp lại nhau, có biết bao sự đời thay đổi…

Tư Thắng:  Nhưng tình đồng đội mãi không thay đổi.

Hai Chiến: Đời lính cứu hỏa không chỉ ăn ngủ, chung sống với khói lửa mà tinh thần còn luôn “căng như dây đàn” khi liên tục phải đối mặt với những tình huống sinh tử.

Tư Thắng:  Cho dù không ai trong đội phải hy sinh hay bị thương, nhưng những xúc cảm mỗi lần tận mắt thấy người chết, nghe thấy tiếng kêu than... đều bị ám ảnh rất lâu, không làm sao quên nổi.

Hai Chiến: Giống như rất nhiều anh em khác trong đơn vị, nỗi sợ hãi lớn nhất không phải là cái chết của bản thân, mà là cái cảm giác vô cùng khó chịu khi dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không cứu được người bị nạn.

Hai Chiến: Người lính cứu hỏa ngoài nhiệm vụ làm sao dập lửa nhanh nhất, chống cháy lan họ còn có một “mệnh lệnh” cao cả, quan trọng đó là cứu người, cứu tài sản của nhân dân. 

 Tư Thắng:  Trong hỏa hoạn, đối diện giữa sự sống và cái chết, giữa trách nhiệm và tình yêu nghề, tấm gương quên mình cứu người gặp nạn đã tỏa sáng. Sợ nhất là anh em còn trẻ mà không may gặp nạn, sợ nhất là mình đưa ra quyết định sai ảnh hưởng đến người dân.

 Hai Chiến: Nghe anh nói, tôi lại nhớ đến Hoàng Sơn… nhân dân luôn cảm phục hình ảnh chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cõng nạn nhân, mặt mũi lấm lem trong từng vụ cháy.

 Tư Thắng: Hoàng Sơn từng kể… Có lần thấy nạn nhân đã bị ngất xỉu chậm trễ là không thể cứu được, phải lấy hết sức cố gắng giúp nạn nhân thoát nhanh ra ngoài.

 ( Nói trong nuối tiếc của sự mất mác)

Hai Chiến:  Đến khi lần ấy… Hoàng Sơn nhận tin cháy từ lúc nửa đêm, các chiến sĩ ta lập tức đến hiện trường. Sau khi khoanh vùng không cho cháy lan, xác định không còn người mắc kẹt bên trong, các chiến sĩ được lệnh tiếp cận sâu bên trong tiếp tục dập lửa. Khi tiếp cận đám cháy, ngọn lửa rất lớn, do cửa sắt kiên cố, lửa táp ra, khói đen nghi ngút nên việc phá vừa rất khó khăn. Khi các chiến sĩ đang bám trên mái tôn thì bất ngờ lầu 1 căn nhà đổ sập... Cả mảng tường nóng hổi đè lên Hoàng Sơn…Và Hoàng Sơn đã hy sinh, bỏ lại vợ, con trẻ dạy

Tư Thắng: Có những tấm gương hy sinh mà chúng ta không thể quên và không cho phép quên, vì nó đổi bằng Máu và nước mắt. Trong từng nhịp thở con tim như có lời của đồng đội xưa nhắn nhủ, dù cho sao dời vật đổi thì lòng son ta hãy vẹn giữ muôn đời.

Hai Chiến: Nhưng cũng có những người họ sẵn sàng vứt bỏ cái quá khứ từng sống chết với đồng đội để họ bước lên bậc danh lợi giàu sang.

Hai Chiến: Giữa xã hội đua chen, chùn bước trước khó khăn sẽ rơi vào tiêu cực. Trận chiến hôm nay không đạn nỗ bom rơi nhưng kẻ thù giấu mặt, gặm nhắm trong mỗi chúng ta từng phút từng giờ.

          Tư Thắng:  Đúng vậy.                                

Hai Chiến: Anh Tư có lẽ tôi nói ra điều này anh không bao giờ ngờ tới.

Tư Thắng: Điều gì xem ra quan trọng vậy?

Hai Chiến: Cháu Bình thật sự là con ruột của Hoàng Sơn

 ( Tư Thắng ngạc nhiên)

 Tư Thắng: Con ruột của Hoàng Sơn? Câu chuyện thế nào anh kể cho tôi nghe.

Hai Chiến:  Hoàng Sơn chẳng được may mắn trong chuyện gia đình. Vợ của Hoàng Sơn qua đời khi cháu Bình lên hai tuổi. Tôi nhận cháu về nuôi, dạy dỗ cho nên người và học hành đến nơi đến chốn.

Tư Thắng: Tôi có nghe thằng Thanh kể lại… cháu Bình là một bác sĩ trẻ luôn xung phong tình nguyện các phong trào chăm sóc sức khỏe cho người neo đơn gặp khó khăn và các hoạt động thiện nguyện khác…

 ( Bình ở phía sau nhà nghe tường tận bước ra )

 Bình:  Ba… sự thật có đúng như vậy không Ba? Sao từ trước đến giờ Ba không cho con biết?

Hai Chiến: Bình con à… thời gian qua Ba im lặng là vì: Ba không muốn công việc của con bị ảnh hưởng… Ba xin lỗi.

Tư Thắng: Bình cháu à, sự thật bao giờ cũng là sự thật… nhưng phải biết nói ra trong hoàn cảnh nào cho phù hợp

Bình: Ba ơi! Ba nào đâu có lỗi, vì thương con không muốn con mặc cảm với bạn bè, nghe Ba kể câu chuyện của gia đình con, con thấy thương Ba má con thật nhiều. Ước chi Ba má con còn sống để con chăm sóc, dưỡng nuôi khi tuổi xế chiều.

Thanh: Bình em! Nhân nghĩa của cuộc đời, ta luôn gìn giữ, chắc ở dưới suối vàng những người thân của chúng ta sẽ vui cười mãn nguyện

Bình: Ba ơi! dù cho sự thật thế nào đi chăng con đây không hề dám trách Ba. Ba vẫn là Ba, cao quy nhất ở trên đời, công ơn dưỡng nuôi ví tựa biển trời. Thời gian qua biết bao cơ cực, Ba gánh vác một mình nuôi con được lớn khôn, thì có lẽ nào con đây vong phụ tấm chân tình Ba đã cho con.

Hai Chiến: Bình con à, đường đời vạn nẻo đi về đâu, ai nào hay? Ba mong sao em đừng rẽ lối, ngỏ quanh cuộc đời, phải xứng danh làm người… là Ba đủ vui rồi.

Thanh:  Bình ơi! anh tin rằng em trọn đạo làm con, chữ hiếu vẹn tròn công ơn dưỡng nuôi đền đáp. Ta được sống trong sự hy sinh của bao người đi trước, và khôn lớn thành người trong sự gánh vác của mẹ cha.

Tư Thắng: Đại dương dẫu muôn trùng rộng lớn bao la, nhưng không sao sánh bằng tình thương của người cha người mẹ, làm người phải biết nhớ về nguồn cội, chữ nghĩa nhân giữ lấy trong đời.

Bình: Ba ơi! những điều trắc ẩn đã được tỏ phân, Ba hãy yên tâm vui cùng con trẻ, dẫu cuộc đời có muôn ngàn lối rẽ, con quyết tìm về con đường ấy Ba đã đi.              

Thanh: Bình ơi! anh tin rằng: Cô bác sĩ trẽ của anh, nghĩa và tình trước sau vẹn vẻ đôi bề.

Bình: Dạ… em hiểu rồi. “Không sinh có dưỡng, sinh dưỡng đạo đồng”

        ( Hai Chiến và Tư Thắng rất vui khi các con hiểu được mọi việc)

 Hai Chiến: Anh Tư! Anh có thấy vui không?

Tư Thắng: Niềm vui nhân lên gấp bội, bởi mấy mươi năm mình mới gặp lại, dù rằng mỗi người có riêng hoàn cảnh sống, nhưng tôi luôn mong rằng gặp lại đồng đội xưa, kể nhau nghe những chuyện vui buồn. Tôi và anh giờ đã bạc mái đầu xanh, nhưng trong lòng vẫn ấm tình đồng đội.

Hai Chiến: Và hôm nay chúng mình gặp lại, mình cùng uống cạn ly rượu cay, điều đặc biệt mình sắp trở thành sui gia.

Bình: Ba ơi! hồi sáng Ba nói hôm nay là ngày giỗ của một đồng đội, vậy chẳng lẽ là ngày giỗ của…

Hai Chiến: Của Hoàng Sơn… ba ruột của con đó.

Bình: Dạ!... con cám ơn Ba thật nhiều.

Hai Chiến: Cháu Thanh phụ với con Bình vào bếp dọn thức ăn lên để cúng.

Bình: Dạ

Thanh: Dạ!

( Thanh và Bình vào trong )

 Hai Chiến: Anh Tư, nhất quyết bữa nay mình phải uống một bữa cho say, cũng để gọi là “hai họ ra mắt” đó mà.

Tư Thắng: Đống ý … đồng ý

Hai Chiến: Buổi tiệc tuy là đơn sơ, nhưng đậm tình đồng đội.

Tư Thắng: Đúng vậy.

Hai Chiến: Hoàng Sơn ơi! bạn có vui không? tôi đã thay bạn làm tròn trách nhiệm của  người cha người mẹ.

Tư Thắng: Các đồng đội ơi! hãy về đây vui cùng chúng tôi và mừng cho đôi trẻ trăm năm hạnh phúc./.

                                                     Hết

Tác phẩm tham gia “Cuộc vận động sáng tác VHNT về lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH” 

(0) Bình luận
  • Phở Đệ Nhất Thanh - Truyện ngắn của Huỳnh Trọng Khang
    Con vàng anh yếm cam nghiêng đầu rỉa cánh. Trong ánh nhập nhoạng của ngày vừa vào sáng, nhúm lông vũ bé bỏng như đốm lửa hoang dã bập bùng trong chiếc lồng treo trước nhà chú Xè.
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau
    Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
  • “Cho muôn đời sau” - Đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ Hoàng Vân
    Nhiều tác phẩm nổi bật trong bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân – bộ sưu tập đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới, sẽ được giới thiệu đến người yêu âm nhạc trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”, sự kiện diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24/7 tới đây.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • Vừa phát hành “Totto-chan bên cửa sổ” phần 2 lập tức tái bản
    Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
  • Khai quật khảo cổ Tháp đôi Liễu Cốc, xuất lộ di tích có 2 tháp thờ duy nhất ở Việt Nam
    Sau khi thăm dò, khai quật di tích Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, TP Huế) giai đoạn 2 đã thu được 9.380 tiêu bản và mảnh hiện vật, trong đó xác định được di tích duy nhất ở Việt Nam có 2 đền tháp thờ chính.
  • Các nghị quyết đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, chính sách phải khả thi
    Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị các đại biểu HĐND khi thảo luận, xem xét các nghị quyết cần phải đặt trong tầm nhìn dài hạn, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm…
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Phim "Chị dâu" thắng lớn tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng 2025
    Tại lễ trao giải, bộ phim "Chị dâu" đã thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng gồm: Phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho nghệ sĩ Việt Hương và kịch bản xuất sắc nhất do nhóm biên kịch Phạm Thị Thanh Thu, Nguyễn Phạm Hoàng Quân, Trần Hữu Tấn chấp bút...
Đồng đội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO