Tác giả - tác phẩm

Đời tôi như một cánh chim thiên di…

Hoài Văn 13:18 05/03/2023

Nhà văn Hoàng Đình Quang đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả qua tiểu thuyết “Cánh đồng lưu lạc” - tác phẩm đã đoạt giải B cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam (2003 - 2005). Và như bạn bè thường nói: Không chỉ cánh đồng của Hoàng Đình Quang lưu lạc mà bản thân nhà văn cũng lưu lạc không kém. Sự lưu lạc như ám vào ông đến nỗi không ít lần, ông phải thốt lên: Cuộc đời tôi như một cánh chim thiên di.

Khi có người gọi Hoàng Đình Quang là “con người lưu lạc”, ông trả lời không chút ngần ngừ: “Theo tôi, lưu lạc là một khái niệm mà tôi luôn bị ám ảnh trong ý thức. Ở tuổi này, ít nhất tôi cũng có hai cuộc lưu lạc lớn. Lần thứ nhất, đi bộ đội từ Bắc vào Nam. Đây là cuộc lưu lạc có ý nghĩa. Chiến tranh, suy cho cùng cũng là cơ hội để thử thách, rèn luyện tuổi trẻ. Lần thứ hai (sau 1975), thuyên chuyển nhiều đơn vị, cơ quan, vùng đất. Đây là cuộc lưu lạc vì mưu sinh thuần túy. Thế rồi tôi vào lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Trước và sau khi “an cư lạc nghiệp”, tôi đưa cả bốn em trai vào đây nữa. Hiện gia đình tôi có năm anh em sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh. Hai cuộc lưu lạc này, tôi đã tái hiện rất thật, có những chi tiết thật 100% như cuộc đời vậy, trong tiểu thuyết “Cánh đồng lưu lạc””. Từ đó đến nay, ông đã “lưu lạc” nhiều nơi và công tác ở nhiều cơ quan khác nhau cho đến trước khi nghỉ hưu vào năm 2011. Ban đầu là Thái Nguyên, Tây Ninh; sau đó là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ban đầu là Báo Văn nghệ Giải phóng, Báo Phòng không; sau đó là Báo Thương mại và Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Ông chính thức chuyển ngành vào năm 1976. Khi rời quân ngũ, ông không trở về học tiếp Trung cấp Sư phạm Việt Bắc nữa mà chuyển sang học ở Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

hoang-dinh-quang-2.jpg
Nhà văn Hoàng Đình Quang

Vì gắn bó với lâu năm với Sài Gòn nên Hoàng Đình Quang “gọi” ra chất Sài Gòn rất nhanh. Ông bảo: “Người Sài Gòn rất lữ thứ và hiếu động. Nhịp sống thì sôi động nhưng tâm hồn người Sài Gòn lại rất hợp với nhịp điệu nhịp nhàng, thướt tha, tình cảm trong âm nhạc như rumba, bolero… Người Sài Gòn sống rất dân chủ, cởi mở, dễ chấp nhận người khác… Người Sài Gòn vẫn có tâm lý “sáng xích lô, chiều ông chủ”. Tuy vậy, xét về mặt bản sắc, người Sài Gòn vẫn có những cái gần như bất biến hoặc ít thay đổi”.

Theo quan sát của ông, từ 1954 đến nay, ít nhất, vùng đất này cũng thâu nạp vào mình nhiều dân di cư và sau này trở thành dân ngụ cư. Đó là các đợt di cư từ 1954 của người miền Bắc, di cư từ 1968 của người miền Trung và sau này. Có điều lạ là những người ở nơi khác đến Sài Gòn đều bảo lưu truyền thống của họ. Nếu bây giờ, ai có dịp quá bộ đến Gò Vấp làm khách trong một gia đình người miền Bắc di cư từ năm 1954 thì sẽ được trải nghiệm thực tế: Sau bữa cơm, khách chắc chắn vẫn sẽ được mời rửa tay trong một chậu thau và được gia chủ mời dùng tăm sau bữa như bao giở bao giờ. Ngay cả giọng nói, cách phát âm của họ cũng thế. Có cảm giác như sau nhiều năm từ ngày di cư tới đây, họ chẳng thay đổi gì cả. Và đối với Hoàng Đình Quang, mọi sự tồn tại đều có cái lý rất khách quan của nó.

Mặc dù ở xứ này lâu đến vậy nhưng Hoàng Đình Quang vẫn không tự nhận mình là người Sài Gòn. Ông khẳng định: “Không. Tôi chỉ là người Sài Gòn gốc Thái Nguyên thôi! Nhưng tôi luôn chịu ơn Sài Gòn, chịu ơn người Sài Gòn đã cưu mang, đùm bọc, yêu thương tôi và gia đình tôi. Nếu ví Sài Gòn như văn hóa chẳng hạn, thì Sài Gòn có thêm một thuộc tính: Hàm chứa vào mình những nét tạm coi là khác biệt của những miền đất khác. Mà chẳng cứ gì Sài Gòn. Ở nhiều đô thị lớn ở nước ta và trên thế giới cũng thế. Có điều là do ở đây đã lâu nên tôi “chứng” được thực tế này rất rõ qua lăng kính chủ quan”.

Hoàng Đình Quang là người mê Balzac. Ông thích lối văn vừa hấp dẫn, vừa đa dạng của nhà văn người Pháp này. Balzac có thể đùa cợt trên từng số phận và đùa cợt với chính bản thân mình. Đấy là với văn học nước ngoài. Còn với văn chương trong nước, ông thích Trang Thế Hy và Nguyễn Khải. Theo ông, văn Nguyễn Khải sắc lạnh, chỉn chu. Thêm nữa, ông trân trọng Nguyễn Khải vì Nguyễn Khải hay quan tâm đến lớp trẻ. Sinh thời, Nguyễn Khải thường nói với các nhà văn trẻ rằng: “Là nhà văn ở ta thì cứ trông nhau mà viết là được rồi”. Còn về Trang Thế Hy, ông nhận xét: “Văn Trang Thế Hy hấp dẫn vì thông tuệ. Thêm nữa, Trang Thế Hy rất quan tâm đến các nhà văn thế hệ sau ông. Sinh thời, mỗi khi đọc tôi, ông thường nói với tôi giọng thân mật, gần gũi có sự động viên rất lớn: “Mày cứ viết đi! Tao hiểu mày mà!”

Chia sẻ về việc đến với thơ, Hoàng Đình Quang nhớ lại: “Lúc sắp giải phóng Đà Nẵng (quãng tháng 3 năm 1975), nhà văn Nguyễn Trọng Oánh “kêu gọi” chúng tôi: “Các ông ơi! Sắp giải phóng Đà Nẵng rồi, mỗi ông làm cho tôi một bài thơ để kịp phát trên Đài Phát thanh Giải phóng. Nhớ đừng có quên đấy!” Vậy là tôi làm ngay một bài thơ hưởng ứng và từ đó chính thức đến với thơ”.

Và có thể kể rằng, tính đến nay, Hoàng Đình Quang đã hai lần “lưu lạc” sang thơ qua hai tập thơ đã xuất bản là: “Nói thầm” và “Hát chẳng theo mùa”.

Tôi nhớ một câu thơ rất trải nghiệm của Hoàng Đình Quang: “Đôi khi, phải tốn rất nhiều tiền mới bỏ được một thằng bạn”. Còn Hoàng Đình Quang lại nhớ những câu thơ như vận vào hoàn cảnh của ông, của gia đình ông, của bạn bè ông, của những người quanh ông vào những khoảng thời gian mà đất nước còn đầy rẫy khó khăn. Hình như đấy là nỗi lo, nỗi buồn làm con người ta phải suy nghĩ, trăn trở để vượt lên, để lớn dậy. Rồi ông chậm rãi đọc như thể đang nhấn nha từng câu, từng chữ: 

Ơn trời đất, ơn mẹ cha
Đội ơn vợ đã vì ta mà nghèo
Rượu cho chồng, cám cho heo
Tình tang cho nợ, bọt bèo cho thơ…

Hoàng Đình Quang cũng tự nhận mình thích viết văn xuôi và có sở trường về văn xuôi. Có lần, ông tâm sự: “Còn thơ ư? Với tôi, thơ có cái đặc biệt và tính phổ quát cao, lại có những lợi thế mà văn xuôi không có được. Làm thơ khó quá! Tôi không làm thơ thì không chịu nổi, nhưng thời gian này, mình làm thơ chưa được lắm”.

Đứa con tinh thần đầu tiên của Hoàng Đình Quang là truyện ngắn “Dòng sông”. Tuy là truyện ngắn nhưng nó lại khá dài và được đăng những 3 kỳ trên Văn nghệ Giải phóng vào năm 1974 - hồi Hoàng Đình Quang còn là lính miền Đông Nam Bộ và đang ở R. Cũng như nhiều người, sáng tác đầu tay này đã trở thành điểm xuất phát quan trọng của Hoàng Đình Quang và nhờ truyện ngắn này mà Hoàng Đình Quang được chuyển từ lính cao xạ về Báo Văn nghệ Giải phóng. Người có công đỡ đầu, có công đưa ông vào con đường viết văn là nhà văn Nguyễn Trọng Oánh. Ở đây, ông đã được gặp các nhà văn, nhà thơ đàn anh thuộc lực lượng văn nghệ giải phóng lúc đó như Văn Lê, Trần Ninh Hồ…
Đến giờ, nếu tạm tổng kết đời văn của Hoàng Đình Quang thì cũng không sớm và không muộn. Ở tuổi 72, ông đã cho xuất bản khoảng 20 đầu sách, trong đó có tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ và một số cuốn sách mà bạn đọc quen gọi là “sách công cụ”.

canh-dong-luu-lac-hoang-dinh-quang.jpg

Hoàng Đình Quang tự nhận mình là “người có duyên” với giải thưởng văn học. Trong quãng mấy chục năm cầm bút, ông đã đoạt nhiều giải thưởng về thơ, tiểu thuyết. Trong đó, đáng kể có tập thơ “Nói thầm” (Giải thưởng Hội Nhà văn và Bộ Quốc phòng), tiểu thuyết “Những ngày buồn” (Giải A Văn học công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động), tiểu thuyết “Cánh đồng lưu lạc” (Giải B Hội Nhà văn), tiểu thuyết “Xuân Lộc” (Giải thưởng của Bộ Quốc phòng), truyện ngắn “Một người Sài Gòn” (tặng thưởng Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh 2015).

Tác giả trích dẫn

Bài liên quan
  • Gợi ý các đầu sách dành cho ai quan tâm phụ nữ
    Phụ nữ là một nửa của thế giới. Nếu không có họ cuộc sống sẽ rất nhàm chán, vô vị và thế giới này cũng trở nên vô nghĩa. Từ cổ chí kim đã có nhiều công trình nghiên cứu về họ. Nhân tháng Ba về, Người Hà Nội xin gợi ý một số đầu sách dành cho ai quan tâm phụ nữ.
(0) Bình luận
  • “Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long”: Trang sách cảm xúc, sâu sắc về tình cảm gia đình
    “Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long” là tác phẩm đầu tay của Tiểu Phong (bút danh văn học của tác giả Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê quán Hưng Yên), được Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành vào năm 2025.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Hà Nội chủ động ứng phó với mưa lớn
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động ứng phó với mưa lớn, giảm thiểu thiệt hai do thiên tai.
  • Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài đoạt giải Vàng Kiến trúc Quốc gia
    Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài (TP Huế) vừa được vinh danh giải Vàng hạng mục “Công trình Kiến trúc Đặc biệt” và giải “Vì sự phát triển Kiến trúc” tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Đời tôi như một cánh chim thiên di…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO