Văn hóa – Di sản

“Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới

Hà Oai 18/04/2024 09:31

Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Đồi A Bia được binh lính Mỹ gọi là “Đồi Thịt Băm”

Đồi Thịt Băm (Humberger Hill) là tên không chính thức được binh lính Mỹ nhắc về trận đánh trên cao điểm 937 (binh lính Mỹ gọi là Hill 937 vì đỉnh đồi A Bia cao 937m so với mực nước biển) nằm gần biên giới Việt - Lào và cách trung tâm TP Huế khoảng 70 km về phía Tây Nam. “Đồi Thịt Băm” có vị trí đặc biệt quan trọng trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh nên Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng cho những đợt càn quét của quân đội Mỹ - Ngụy. Đúng như dự đoán, trận chiến ác liệt trên Đồi Thịt Băm hay người dân địa phương gọi là đồi A Bia đã diễn ra trong 10 ngày từ 10/5/1969 - 20/5/1969 giữa Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324) cùng nhân dân A Lưới và quân đội Mỹ.

infonet-7.jpg
Nhà bia tưởng niệm được xây dựng trên đỉnh đồi A Bia.

Chiến thắng của quân và nhân dân A Lưới tại đồi A Bia đã làm “rung chuyển” Nhà Trắng, xôn xao dư luận ở nước Mỹ và góp phần tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cuộc chiến đồi A Bia đã qua hơn nửa thế kỷ nhưng về giá trị lịch sử không bao giờ phai mờ.

Theo lãnh đạo UBND huyện A Lưới, trận chiến giữa quân dân ta và quân đội Mỹ tại đồi A Bia là một trong những “trận đánh ác liệt nhất, khủng khiếp nhất và kinh hoàng nhất”, một trong những trận đánh của quân dân ta làm thiệt hại tính mạng lính Mỹ lớn nhất rồi được mệnh danh là trận đánh “Đồi Thịt Băm” với lính dù Mỹ.

“Địa ngục trần gian” thay da đổi thịt

Đồi A Bia trước đây là chiến trường được ví như “Địa ngục trần gian” nhưng hiện nay đã thay bằng một màu xanh mới của núi rừng già rộng lớn tràn trề sức sống. Đồi A Bia huyền thoại đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng trên dãy Trường Sơn với một con đường bê tông dài 3,5 km (nối từ trung tâm xã Hồng Bắc đến chân đồi A Bia) để phục vụ khách du lịch chinh phục, hoài niệm về chiến trường xưa.

Để lên được ngọn đồi A Bia cao 937 mét so với mực nước biển, du khách đến chân đồi phải chinh phục 853 bậc cấp với chiều dài 1.567m mới lên tới đỉnh A Bia. Trên đường lên đỉnh A Bia thỉnh thoảng xuất hiện những biển chỉ dẫn, gợi nhớ về một ký ức xưa của chiến tranh như trạm xá A Bia, điểm rơi máy bay trực thăng Mỹ, lô cốt tránh đạn của quân địch…

Khu vực đỉnh đồi, địa điểm sân bay trực thăng A Bia cũ đã được dựng một nhà bia tưởng niệm và ghi nội dung “Nơi đây, từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1969, quân và dân ta đã chiến đấu vô cùng anh dũng, đập tan các cuộc càn quét của Mỹ - Ngụy, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, góp phần vào thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, địa danh này đã trở thành nỗi ám ảnh, kinh hoàng của quân viễn chinh Mỹ. Chiến thắng A Bia và những hi sinh của chiến sĩ, đồng bào mãi mãi được nhân dân cả nước và bạn bè thế giới biết đến như một kỳ tích anh hùng, biểu tượng về lòng yêu nước, ý chí độc lập của dân tộc Việt Nam”.

infonet-2.jpg
Để lên đến đỉnh đồi A Bia phải chinh phục 853 bậc cấp với chiều dài 1.567m.
infonet-5.jpg
Điểm rơi máy bay trực thăng của quân địch cách đường 150m.
infonet-3.jpg
Những cây gỗ lớn tuổi trên đồi A Bia tràn đầy sức sống sau chiến tranh.
infonet-8.jpg
Phía sau bia tưởng niệm là bảng chỉ dẫn xuống di tích sân bay Ma Mưng (cách bia tưởng niệm 1500m).
infonet-6.jpg
Lô cốt tránh đạn của quân địch cách đường 50m.

Để nhớ đến chiến thắng của quân và nhân dân A Lưới tại đồi A Bia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 3082/QĐ-BVHTTDL ngày 3/12/2021 công nhận xếp hạng Di tích Quốc gia đối với đồi A Bia. Năm 2022, huyện miền núi A Lưới đã tổ chức công bố Quyết định công nhận xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia đồi A Bia./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Đọc tranh nhớ chữ" - bộ sách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ toàn diện
    Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp cùng Crabit Kidbooks vừa chính thức giới thiệu bộ sách “Đọc tranh nhớ chữ”, một bộ sách giáo dục sớm dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Với phương pháp học tập trực quan, sinh động, bộ sách hướng đến việc giúp trẻ mầm non làm quen với chữ viết một cách tự nhiên, không áp lực, khơi dậy niềm yêu thích đọc sách ngay từ nhỏ.
  • Hà Nội và khát vọng xây dựng, phát triển Thành phố toàn cầu
    Với truyền thống lịch sử hơn 1.000 năm, trải qua bao biến thiên, thăng trầm lịch sử, Thủ đô Hà Nội luôn phát huy vai trò là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất của đất nước.
  • Xứng danh Thủ đô anh hùng
    Trong chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, do vị trí và vai trò của Thăng Long - Hà Nội rất quan trọng nên kẻ xâm lược đã nhiều lần tấn công nhằm đánh chiếm mảnh đất này. Cũng đã bấy nhiêu lần quân dân Thủ đô anh dũng vươn lên, phát huy truyền thống cha ông, cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng trong chiến đấu, bảo vệ sự sống còn của Thăng Long - Hà Nội, trái tim của Tổ quốc.
  • Gạo Hapro Đồng Tháp được vinh danh “Hàng Việt Nam người tiêu dùng yêu thích”
    Trong nhiều năm qua, Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.
  • [Podcast] Bánh rán nóng Hà Nội – Món ngon ấm lòng ngày lạnh
    Thủ đô có đa dạng hàng ăn bình dị thân thương, đặc biệt là các quán bánh rán Hà Nội đã chinh phục mọi vị giác và thu hút thực khách bốn phương. Nhắc đến bánh rán, mỗi người sẽ nghĩ ngay đến vị ngon độc đáo trong kho tàng ẩm thực Hà thành.
Đừng bỏ lỡ
“Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO