Kiến trúc - Quy hoạch

Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử

Hương Giang 20:20 27/03/2024

Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.

z4962475708753_04a38f8591c85c2a6a8c04c276368e2e.jpg
Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu.

Ngày 26/3, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng khu vực huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) phối hợp với UBND xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Công bố Quy hoạch đồ án Quy hoạch phân khu Khu vực Phong Hòa đến năm 2045.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và định hướng là đô thị trong tương lai, làm cơ sở pháp lý để quản lý quy hoạch - kiến trúc, triển khai lập quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư xây dựng thì việc lập các quy hoạch phân khu (định hướng thành lập phường) là rất cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, hợp lý, khai thác tối đa việc sử dụng quỹ đất trong từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển bền vững.

Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu vực Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) định hướng thành lập phường đến năm 2045 bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính xã Phong Hòa, quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 3.426,5 ha, quy mô dân số hiện trạng khoảng 6.810 người, dân số quy hoạch đến đến năm 2030 khoảng 8.380 người và đến năm 2045 khoảng 10.050 người.

Việc phân khu Khu vực Phong Hòa nhằm định hướng phát triển thành phường, là khu vực phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp phát triển đô thị theo hướng cảnh quan với mật độ thấp, giữ gìn cảnh quan dọc bờ sông Ô Lâu và làng cổ Phước Tích để hỗ trợ khu vực đô thị trung tâm Thừa Thiên Huế phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được UNESCO công nhận. Theo đó, xã Phong Hòa là khu vực đô thị tương lai, được xây dựng đầy đủ các thiết chế của đô thị, phát triển theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn, nông nghiệp sạch, sản xuất công nghệ cao.

Các khu dân cư được nâng cấp, chỉnh trang kết hợp phát triển xây dựng mới với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và gắn kết hài hòa với các dịch vụ công cộng khác.

Xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) nổi tiếng với làng cổ Phước Tích (di tích Quốc gia vào năm 2009), làng nghề Mỹ Xuyên và được bao quanh bởi hệ thống sông Ô Lâu, là khu vực có địa hình đồng bằng và đồi cát chiếm phần lớn diện tích, vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch, các khu vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại, kinh tế trang trại, nông nghiệp sạch và sản xuất công nghệ cao, xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các khu dân cư mới và cảnh quan hai bên bờ sông Ô Lâu.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện kể ngày tiếp quản Thủ đô
    Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 10/10 là các cựu thanh niên xung phong (TNXP) công tác tiếp quản Thủ đô trong ngày giải phóng năm xưa lại gặp nhau. Dẫu số lượng người tham dự ngày càng ít đi vì người mất, người ốm đau, bệnh tật nhưng mỗi lần gặp lại, những kỉ niệm về ngày tiếp quản Thủ đô lại ùa về trong họ, như chưa từng có dấu vết của thời gian…
  • Vườn hoa "Người tốt, việc tốt"  của Thủ đô ngày càng rực rỡ
    Sáng 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
  • Bản hùng ca làng kháng chiến của Thủ đô
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Thủ đô Hà Nội đã có nhiều “làng kháng chiến” ra đời. Chính ở những ngôi làng ấy, quân và dân đã cùng nhau đánh trận, diệt địch, thu giữ nhiều vũ khí, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang, tạo thành bản hùng ca và thắp sáng truyền thống anh hùng cách mạng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tròn 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chúng tôi tìm về những làng kháng chiến thuộc địa bàn huyện Đông Anh, Mê Linh và Thanh Oai. Nhữ
  • [Podcast] Chả nhái Bãi Tháp – Đặc sản vùng đất bãi sông Hồng
    Trong kho tàng ẩm thực Hà Nội có nhiều thức quà giản dị được chế biến một cách tinh tế từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Một trong số đó là chả nhái – món ăn của vùng ngoại thành Hà Nội, được cho là xuất hiện từ khoảng 100 năm trước và gắn bó với tên tuổi của hai ngôi làng cổ là Khương Thượng (nay thuộc phường Khương Thượng, quận Đống Đa) và thôn Bãi Tháp (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng).
  • Toàn cảnh Quảng trường Ngọ Môn – điểm cầu truyền hình chung kết Đường lên đỉnh Olympia ở Cố đô Huế
    Chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 sẽ diễn ra vào sáng ngày 13/10 và cầu truyền hình trực tiếp tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Quảng trường Ngọ Môn.
Đừng bỏ lỡ
Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO