Văn hóa – Di sản

Đề nghị công nhận Di tích quốc gia đặc biệt cho Làng cổ Phước Tích

Việt Thương 15/01/2024 11:06

Nhằm bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa đặc sắc ở nơi đây, vừa qua, Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã gửi tờ trình đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ nâng hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với làng cổ Phước Tích.

z5072676410567_8391897d9620e5cca2713d8fc8709823.jpg
Làng cổ Phước tích đến nay vẫn giữ được hàng loạt hệ giá trị văn hóa như thiết chế kiến trúc văn hóa tín ngưỡng (đình, chùa, nhà thờ họ, đền, miếu, am), cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan xóm làng. Ảnh: Minh Huệ

Ngày 12/1, tin từ Ban Quản lý Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích cho biết, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản gửi Bộ VHTT&DL đề nghị lập hồ sơ nâng hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với làng cổ Phước Tích.

Theo quy trình, sau khi nhận được tờ trình xin ý kiến thỏa thuận chủ trương, Bộ VHTT&DL sẽ tiến hành họp Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Nếu hội đồng thống nhất đồng ý cho Huế lập hồ sơ di tích thì Bộ sẽ có văn bản phản hồi để tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành các bước tiếp theo.

Làng cổ Phước Tích được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009. Ngôi làng cổ này được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, giáp với tỉnh Quảng Trị, cách TP. Huế 40 km về phía Bắc, được thành lập từ năm 1470 dưới thời Lê Thánh Tông.

Thời điểm được công nhận di tích quốc gia, làng được đánh giá vào hàng vẹn nguyên, quý giá không chỉ ở miền Trung mà còn của cả nước với hàng chục ngôi nhà rường - vườn truyền thống có giá trị đặc biệt về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ.

Cùng với đó, làng cổ này vẫn giữ được hàng loạt hệ giá trị văn hóa như thiết chế kiến trúc văn hóa tín ngưỡng (đình, chùa, nhà thờ họ, đền, miếu, am), cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan xóm làng. Đây là một trong những điểm đến thu hút du khách trong nước lẫn quốc tế khi đến Thừa Thiên-Huế với những hoạt động văn hóa nghệ thuật, trải nghiệm làng nghề… nhộp nhịp./.

Bài liên quan
  • Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, TP. Hà Nội) với nhiều hoạt động đặc sắc mang đến không khí đón Tết cổ truyền dân tộc cho khách du lịch những ngày đầu Xuân.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Đừng bỏ lỡ
Đề nghị công nhận Di tích quốc gia đặc biệt cho Làng cổ Phước Tích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO