Kiến trúc - Quy hoạch

Quy hoạch Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam

Hà Oai 01/01/2024 21:18

Theo quy hoạch phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam năm 2030.

Đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 30/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi diện tích tự nhiên trên đất liền là 4.947,11 km2.

Quan điểm Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh gắn với các hành lang Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang kinh tế đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, thuỷ lợi và phòng chống thiên tai, hạ tầng các khu chức năng và đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế.

dji_0461.jpg
Trung tâm TP Huế.

Mục tiêu đến năm 2025 là Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao và trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước với quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc, đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.

Cụ thể đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm (trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5 - 4%/năm, công nghiệp xây dựng 10 -11%/năm và dịch vụ 11,5 - 12,5%/năm). Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5 - 7%, công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 33 - 35%, dịch vụ chiếm khoảng 54 - 56% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7 - 8%.

GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD và tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%. Thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); Chỉ số chuyển đổi số (DTI).

Đến năm 2030 dân số toàn tỉnh đạt khoảng 1.300.000 người với diện tích nhà ở bình quân đầu người khoảng 33 m2 sàn/người, số bác sỹ/1 vạn dân là 19 - 20 bác sỹ, số giường bệnh/1 vạn dân là 120 - 121 giường, tỷ lệ thất nghiệp dưới 2,1%, tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%, tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm 100% và tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%. Xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, hạ tầng số đảm bảo sự hài hoà giữa kiến trúc với thiên nhiên và đặc thù của Huế.

Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế gồm Hành lang kinh tế Bắc - Nam, Hành lang kinh tế Đông - Tây, Hành lang kinh tế đô thị hướng biển. Các trung tâm động lực là TP Huế, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu công nghiệp Phong Điền, khai thác và sử dụng hợp lý hiệu quả tài nguyên môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Các khâu đột phá phát triển đó là phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát huy lợi thế đô thị ven biển gắn với vị thế 4 trung tâm của vùng và cả nước với quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao về kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng giao thông chiến lược, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị…

Ngoài ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, bền vững, trong đó dịch vụ đóng vai trò chủ đạo với du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, dịch vụ y tế chuyên sâu và giáo dục chất lượng cao, dịch vụ hậu cần và vận tải, đào tạo số, đổi mới sáng tạo là đột phá, công và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng. Phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế theo hướng hiện đại, kinh tế xanh, kinh tế số, bền vững, có lợi thế với cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp gắn với không gian phát triển đặc thù của thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá và thiên nhiên, đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế…

Thành phố Huế là trung tâm, đô thị di sản

Theo quy hoạch vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 trung tâm đô thị gồm đô thị trung tâm là TP Huế (được chia thành 2 quận gồm quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), quận Hương Thủy và quận thị xã Hương Trà. Trong đó quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương là trung tâm, là đô thị di sản giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên – Huế, Trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, du lịch, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, quận Hương Thủy phát triển đô thị sân bay gắn với cảng hàng không quốc tế Phú Bài, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp động lực và quận thị xã Hương Trà là đô thị vệ tinh.

Đô thị vùng Tây Bắc là thị xã Phong Điền - Quảng Điền - A Lưới, trong đó khu vực đô thị trung tâm là đô thị Phong Điền gắn với cảng Điền Lộc, khu công nghiệp Phong Điền phát triển đô thị công nghiệp là động lực phía bắc của tỉnh Thừa Thiên – Huế, cửa ngõ phía Bắc kết nối với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong. Đô thị vùng Đông Nam là huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông, trong đó phát triển khu vực Chân Mây trở thành đô thị loại III - một thành phố thông minh, hiện đại gắn với Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tạo động lực phát triển đột phá của vùng, cửa ngõ phía Nam kết nối với Đà Nẵng, cửa ngõ ra biển các nước thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây.

Có hệ thống hạ tầng giao thông đường cao tốc La Sơn - Túy Loan và cảng biển nước sâu Chân Mây phục vụ đón khách du lịch, vận chuyển hàng hóa quy mô lớn, phát triển đô thị biển gắn với đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
Đừng bỏ lỡ
Quy hoạch Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO