Văn hóa - Xã hội

Trưng bày, lấy ý kiến Quy hoạch Quần thể Di tích Cố đô Huế

Hà Oai 07/10/2023 06:33

Những ý kiến góp ý của cộng đồng sẽ được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổng hợp, công bố công khai và tiếp thu, giải trình, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt.

slide1.jpg
Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Ngày 6/10, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức trưng bày, giới thiệu về Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 để lấy ý kiến cộng đồng và cá nhân liên quan tại số 15 Lê Lợi (TP Huế).

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tại Quyết định số 42/QĐ-TTg ngày 11/01/2022 với thời gian thực hiện hoàn thành quy hoạch trong Quý I/2024. Hiện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mục tiêu là bảo tồn di sản văn hoá cảnh quan Cố đô Huế toàn vẹn và bền vững với tư cách một trung tâm văn hoá, di sản quốc gia, khu vực và quốc tế. Phục hồi và làm sống lại các không gian di sản, chuyển hoá khu vực Quần thể di tích thành hạt nhân, động lực chủ yếu trong chiến lược phát triển đô thị di sản Huế, giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, tạo sinh lực mới, đưa di sản trở về với cộng đồng, gắn kết với cộng đồng và mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị với tầm nhìn 2045 đô thị di sản Thừa Thiên - Huế sẽ là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á, được xây dựng dựa trên truyền thống lịch sử, sự đa dạng về tự nhiên, văn hóa, thể chế, nguồn nhân lực để trở thành một mô hình toàn cầu về bảo tồn bền vững di sản và khả năng cộng sinh với phát triển đô thị.

Để hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức trưng bày, niêm yết lấy ý kiến cộng đồng và cá nhân liên quan về hồ sơ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với mục đích phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của người dân sinh sống trong khu vực di tích cũng như các cá nhân quan tâm đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản Quần thể Di tích Cố đô Huế.

Bên cạnh đó, tạo sự thống nhất và đồng thuận của người dân trong công tác hoàn thiện các chính sách, thể chế về quy hoạch cũng như bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và khả thi của đồ án quy hoạch.

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là không gian hình thành và phát triển Cố đô lịch sử, không gian cảnh quan, các địa danh, địa điểm, địa giới tự nhiên có quan hệ mật thiết trong quá trình hình thành Quần thể di tích Cố đô Huế bao gồm khu vực Kinh thành Huế, Kim Long, Bao Vinh, Gia Hội, núi Kim Phụng, núi Ngự Bình, núi Duệ, đồi Vọng Cảnh, cồn Hến, cồn Dã Viên, cửa biển Thuận An, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, lưu vực sông Hương và các chi lưu thuộc địa giới hành chính TP Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thuỷ, huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang với tổng diện tích khoảng 134.000 ha.

Thời gian tổ chức lấy ý kiến cộng đồng và cá nhân liên quan về hồ sơ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 bắt đầu từ ngày 6/10 - 31/10. Các ý kiến được tiếp nhận thông qua các hình thức như điền phiếu ý kiến tại nơi trưng bày, niêm yết hồ sơ quy hoạch và thông qua Cổng thông tin điện tử và qua địa chỉ email của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế…

3(2).jpg
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức trưng bày, niêm yết lấy ý kiến cộng đồng và cá nhân liên quan về quy hoạch.

Các ý kiến góp ý sẽ được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổng hợp, công bố công khai và tiếp thu, giải trình, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt.

Theo ông Phan Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, các điểm di tích được quy định để lập quy hoạch là các điểm đi tích đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Việc bảo tồn các Di sản văn hóa thế giới là một công việc liên tục và luôn luôn có những định hướng bảo tồn một cách bền vững để làm cơ sở xây dựng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Tạo động lực phát triển văn hóa Thủ đô lên tầm cao mới
    Phát triển văn hóa là một trong những nội dung quan trọng, đã được Luật Thủ đô sửa đổi thể hiện và nhấn mạnh tại Điều 21 “Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch” thuộc Chương III “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô” với nhiều chính sách, cơ chế đặc thù để Hà Nội trở thành trung tâm văn hóa của cả nước. Các quy định mới, đặc thù về phát triển văn hóa và những điều luật khác liên quan trong Luật Thủ đô sửa đổi, là điều kiện thuận lợi để Hà Nội thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU, Nghị qu
  • Về Hà Nội cùng Nguyễn Đình Thi
    Tháng 10 năm 1954, Chính phủ kháng chiến và những đoàn quân chiến thắng rời Việt Bắc về Hà Nội. Ngày 10/10/1954 chính thức đánh dấu Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.
  • “Hà Nội – Bản hùng ca phố”: Bồi đắp niềm tự hào về một Thủ đô anh hùng, hào hoa
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 10/10, tại Trung tâm Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Hà Nội - Bản hùng ca phố” đã giúp công chúng thêm tự hào về một Thủ đô anh hùng, hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình…
  • Tọa đàm về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội thời bao cấp
    Chiều ngày 11/10, tại không gian Caphé Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc".
  • Quận Tây Hồ luôn đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp
    Chiều 11/10, quận Tây Hồ tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày, lấy ý kiến Quy hoạch Quần thể Di tích Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO