Sự kiện & Bình luận

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy đòi hỏi sự đoàn kết, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên

Phạm Quỳnh 18:55 27/11/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm gần đây nhấn mạnh “việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh - hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tiễn hiện nay. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”. Thực hiện được nhiệm vụ này sẽ đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

1. Trong bài viết “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta liên tục ban hành nhiều Nghị quyết, Kết luận để lãnh đạo thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực hiệu quả.

tbt-tolam2.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu kết luận phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), ngày 19/11/2024.

Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần vừa chạy vừa xếp hàng; Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở... Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay; không để ngắt quãng công việc... Không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.

Tổng Bí thư Tô Lâm

Đặc biệt, qua 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chúng ta đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, người đứng đầu Đảng ta cũng đánh giá tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đến nay vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận chưa thật rõ ràng, còn trùng lắp, chồng chéo; phân định trách nhiệm, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hợp lý, có chỗ bao biện làm thay, có nơi bỏ sót hoặc không đầu tư thích đáng… Chính vì thế việc tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc.

2. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đặt ra mục tiêu từ năm 2021 đến năm 2030 hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị...

Như vậy, “việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh - hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” ngày hôm nay của Đảng ta mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo gần đây có tính kế thừa, đồng thời thể hiện bước đi mạnh mẽ, quyết liệt hơn để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tất cả vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sớm sánh vai với các cường quốc năm châu.

chinh-phu-2024.jpg
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Phương án dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2024.

Liên quan đến tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử, bộ máy Chính phủ được sắp xếp cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Thực tế trước kia những bộ ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lặp của Chính phủ đã được sát nhập như Bộ Công nghiệp sáp nhập với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương; Bộ Thủy sản nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Văn hóa – Thông tin tách ra thành 2 ngành, trong đó ngành văn hóa sáp nhập với Ủy ban Thể dục thể thao và Tổng cục Du lịch hình thành nên Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Cục Báo chí, Cục Xuất bản sáp nhập vào Bộ Bưu chính Viễn thông thành Bộ Thông tin và Truyền thông…

Qua nhiều cuộc sắp xếp, sáp nhập, bộ máy Chính phủ giữ ổn định từ khóa 12 (2007 - 2011) đến nay với 30 đầu mối gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ. “Bộ máy của Chính phủ đã cơ bản ổn định, mang lại nhiều kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội. Song việc tổ chức và sắp xếp bộ máy tinh, gọn, mạnh là xu thế, là yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, tổ chức bộ máy hiệu quả hơn” - PGS.TS Ngô Thành Can, giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia, cho biết.

Vừa qua, Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Chính phủ đặt ra yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương thực hiện tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành trong tháng 12/2024. Điều đó cho thất thấy quyết tâm rất cao của Chính phủ trong việc sắp xếp bộ máy, tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh thời gian gần đây.

3. Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, tất cả vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sớm sánh vai với các cường quốc năm châu” – Tổng Bí thư Tô Lâm, nhấn mạnh trong bài viết “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”.

Công việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cũng rất nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người trong từng tổ chức, nhất là trong việc đề xuất giải thể, sáp nhập một số cơ quan, tổ chức. Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ “muốn vậy, phải làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tăng cường công tác tuyên truyền trong toàn hệ thống chính trị và xã hội về chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ tinh gọn bộ máy trong tình hình mới”.

an-tuan.jpg
TS. Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Chia sẻ về cái khó nhất trong tinh gọn bộ máy, TS. Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho rằng là vấn đề đổi mới tư duy và thống nhất về tư tưởng, nhận thức. Bên cạnh là sự dũng cảm, dám vượt lên trên bản thân mình, từ bỏ các lợi ích cá nhân để vì lợi ích chung của đất nước và của dân tộc. Nếu vô tư, khách quan, công minh và biết hy sinh thì sẽ làm được, còn nếu việc gì cũng chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ thì sẽ lại đi vào lối mòn “nửa vời”.

TS. Trần Anh Tuấn nêu ý kiến, tinh gọn tổ chức bộ máy cần chú ý không thực hiện một cách cơ học. Nếu chúng ta vẫn tư duy theo “lối mòn” trước đây, giảm đầu mối nhưng cơ cấu tổ chức bên trong, đội ngũ cán bộ, công chức chỉ là số cộng đơn giản vào tổ chức mới, số lượng vẫn nguyên thì gây ra lãng phí và sẽ dẫn đến câu chuyện không thay đổi gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

“Trong đợt sắp xếp tổ chức bộ máy lần này cần thực hiện theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm là triển khai thống nhất về mặt tư tưởng, quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt và phải có lòng dũng cảm, dám hy sinh để triển khai thực hiện. Đồng thời phải đảm bảo có nghiên cứu thấu đáo, chúng ta “vừa chạy vừa xếp hàng” nhưng không có nghĩa là làm vội vàng, thiếu tính thận trọng, cẩn thận. Chúng ta phải có một cái nhìn khoa học, tổng thể và đặt yêu cầu của bối cảnh hiện nay để thiết kế cơ cấu tổ chức, tái cấu trúc phù hợp…

Nếu thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư thì sẽ đảm bảo được hiệu quả và mục tiêu đặt ra trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy lần này” - TS. Trần Anh Tuấn, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
(0) Bình luận
  • Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, Hà Nội tự tin bước vào kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phát huy, kế thừa những trọng tâm ưu tiên của giai đoạn trước, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả cho Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong giai đoạn mới 2020- 2025, tầm nhìn 2030, công tác đối ngoại Thủ đô Hà Nội xác định định hướng quan trọng: “Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô” với các giải pháp trọng tâm.
  • Nestlé Việt Nam đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tiến vào kỷ nguyên xanh
    Nhận thức về trách nhiệm và vai trò của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính và phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
  • Hà Nội đạt giải “Thành phố hạ tầng thông minh” và “Thành phố dịch vụ công thông minh”
    Trong khuôn khổ Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) đã vinh danh và trao thưởng cho Hà Nội danh hiệu “Thành phố hạ tầng thông minh” và “Thành phố dịch vụ công thông minh”.
  • Sắp diễn ra triển lãm quốc tế sản phẩm và đồ chơi trẻ em 2024 (IBTE)
    Nối tiếp sự thành công của IBTE 2023, Triển lãm Quốc tế Sản phẩm và Đồ chơi trẻ em Việt Nam sẽ quy tụ hơn 200 thương hiệu hàng đầu đến từ 5 quốc gia và vùng lãnh tham gia IBTE để giới thiệu các sản phẩm mới với chất lượng cao
  • Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Thành phố Hà Nội
    Sáng 3/12, tại Trụ sở HĐND, UBND quận Ba Đình, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
  • 60 năm bản hùng ca Chiến thắng Bình Giã
    Tối 2-12, tại Công viên Trung tâm hành chính huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã với chủ đề “60 năm bản hùng ca Chiến thắng Bình Giã”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày gần 150 tài liệu, hình ảnh quý giá về 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam
    Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu bộ tài liệu lưu trữ quốc gia với chủ đề "80 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam" gồm gần 150 tài liệu và hình ảnh quý giá được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau. Các tài liệu được tuyển chọn từ các phông tài liệu hành chính như Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ...
  • Triển lãm 'Họa Cam Thảnh Cảm' vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin
    Ngày 3/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Area 75 - Art & Auction (Hà Nội) đã diễn ra khai mạc triển lãm "Họa Cam Thảnh Cảm". Triển lãm mong muốn mang sắc màu hy vọng đến với những cuộc đời bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin.
  • Triển vọng hợp tác bền vững của nghệ thuật múa châu Á
    Trong hai ngày 2/12 và 3/12/2024, Liên hoan Múa Châu Á năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các nghệ sĩ quốc tế.
  • Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, Hà Nội tự tin bước vào kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phát huy, kế thừa những trọng tâm ưu tiên của giai đoạn trước, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả cho Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong giai đoạn mới 2020- 2025, tầm nhìn 2030, công tác đối ngoại Thủ đô Hà Nội xác định định hướng quan trọng: “Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô” với các giải pháp trọng tâm.
  • Herbalife Việt Nam: Mở rộng thêm 5 cơ sở Casa Herbalife mới trong năm 2024
    Theo thông tin từ Herbalife Việt Nam, năm 2024 Chương trình Casa Herbalife Việt Nam đã mở rộng thêm các đối tác mới là: Bệnh viện K (Hà Nội), Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Gia Lai, Cơ sở bảo trợ trẻ em An Tây (TP.Huế), Trường phục hồi chức năng và dạy nghề cho người khuyết tật Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) và Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Trà Vinh, nâng tổng số cơ sở triển khai Chương trình Casa Herbalife Việt Nam trên toàn quốc lên tới con số 15.
Đừng bỏ lỡ
Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy đòi hỏi sự đoàn kết, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO