Check in Hà Nội

Đình, chùa Đông Trù

Sơn Dương (t/h) 08:11 23/03/2023

Nằm bên bờ sông Đuống đầy truyền tích, cụm di tích đình - chùa Đông Trù như một bức tranh quê nằm ven sông huyền thoại. Đình và chùa Đông Trù thuộc thôn Đông Trù, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Đông Trù nằm vào vùng tổng Cói hay Cối Giang, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc xưa. Cũng như các di tích khác, đình và chùa Đông Trù là những kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng truyền thống gắn liền với đời sống tâm linh của mỗi người dân nơi đây.

Thành hoàng làng là vợ chồng ông bà Đào Kỳ - Phương Dung, hai danh tướng lớn của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, một thời kỳ lịch sử quan trọng của nước ta. Trong cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc, hai ông bà đã đóng góp công tích lớn lao cho quê hương đất nước. Vì lợi ích dân tộc, hai ông bà đã chiến đấu anh dũng, quả cảm hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ nền độc lập, đó là một tấm gương sáng cho đời. Khi làm quan được dân tin yêu kính trọng, khi mất được người dân tôn thờ. Cuộc đời và sự nghiệp của hai ông bà là một tấm gương tuấn kiệt xứng đáng được lưu truyền sử sách. Hai ông bà có tình cảm sâu nặng với quê hương Cối Giang. Ngôi đình làng là nơi khắc ghi dấu ấn tưởng nhớ đến công đức của những người anh hùng. Cùng với các di tích khác trong vùng Cói, đình Đông Trù là vật chứng ghi nhận lịch sử của thời Hai Bà Trưng. Thần tích kể rằng hai ông bà Đào Kỳ - Phương Duy đều được sinh ra ở trong Cối Giang, lớn lên là những anh tài tinh thông văn chương, giỏi về võ nghệ. Hai ông bà mến nhau về đức, trọng nhau về tài lại cùng chí hướng, đã kết duyên nên vợ nên chồng. Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, hai vợ chồng liền đem quân đến Hát Môn yết kiến và được Hai Bà thu nhận. Hai ông bà xông pha trận mạc cùng Hai Bà Trưng thu phục 65 thành trì. Hai Bà Trưng lên ngôi phong thưởng cho các quân tướng. Vợ chồng ông bà Đào Kỳ - Phương Dung lấy Cối Giang làm chỗ ở, coi dạy lương dân.

Khi Mã Viện đem quân sang xâm lược nước ta, hai ông bà lại đem quân đi đánh giặc. Trong một trận chiến không cân sức, ông bà bị giặc vây hãm, lạc nhau. Đào Kỳ bị thương nặng quay ngựa chạy về Cối Giang qua vùng Cổ Loa bị kiệt sức ngã xuống đất hoá mất, chỗ ông nằm mối đùn lên thành mộ. Hôm sau bà Phương Dung thoát vây chạy về qua gò mộ hỏi thăm được biết là mộ của chồng liền rút gương tuẫn tiết, mối cũng đùn lên thành gò mộ sánh đôi. Sau này có thơ ca ngợi tích của hai ông bà như sau:

Sống làm tướng giỏi, chết làm thần
Muôn thuở cương thờ nặng tấm thân
Đôi nấm thành Loa soi bóng nguyệt
Qua đây, người nói mộ tướng quân”.

Về sau để tưởng nhớ công đức của hai vị thần, các đời vua đã sắc phong cho ông bà làm Thượng đẳng thần.

Đình Đông Trù toạ lạc trên một khu đất thoáng rộng, kiến trúc to đẹp, bề thế, với mái đao cong truyền thống, ngôi đình ẩn hiện trong tán cây cổ thụ, bộ cửa bức bàn chắc chắn khoẻ cùng các đầu bẩy, đầu dư chạm rồng, cốn chạm đề tài tứ linh mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII - XIX... Bộ cửa võng sơn son thếp vàng uy nghi cùng các di vật còn bảo lưu được trong đình, làm cho khung cảnh thâm nghiêm nhưng thật đầm ấm. Bước vào đình ta như được trút bỏ gánh nặng đời thường đến với thế giới tâm linh nhẹ nhàng, bay bổng với bao ước muốn tốt đẹp.

Chùa Đông Trù có tên chữ là Quan Âm tự, là nơi thờ Phật, chiêm ngưỡng, bái cửa thiền của nhân dân địa phương. Trong chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý hiếm. Đáng chú ý là hệ thống tượng pháp trong chùa với những hoạ tiết trang trí đẹp, là những di sản văn hoá quý báu được lưu giữ qua nhiều năm. Đặc biệt cây hương đá làm năm Chính Hoà thứ 18 (1697) có các hoa văn trang trí thời Hậu Lê. Cây hương được dựng chính giữa trước Tam quan chùa, bài minh khắc kể về việc hưng công, quyên cúng cho tu bổ sửa chữa chùa. Quả chuông lớn được đúc năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) có trang trí rồng cuốn chầu thời Tây Sơn, trong đó có bài minh kể về lịch sử của ngôi chùa. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ 18 tấm bia đá ghi lại danh sách những người công đức sửa chùa.

Đình và chùa Đông Trù được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích năm 1995. Năm 2006 ngôi đình được trùng tu toàn bộ theo kiến trúc cũ, sân vườn được quy hoạch khang trang làm tăng thêm giá trị về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Sông Đà
    Sông Đà phát nguyên tại Vân Nam (Trung Quốc), gần nguồn sông Hồng. Sông Đà dài 1.366km, trong đó phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam là 543km.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trăng thơm
    Thoan ngồi giặt ở cầu ao. Trăng nhấp nhoáng dưới làn nước. Hoa bèo tím thẫm một mảng bồng bềnh trong âm thanh rền rã của bầy ve kêu trên cây nhãn già. Cây nhãn này mấy năm trước đứt hoa, mùa xuân năm nay bung lại, hoa kết từng chùm vàng nhạt, li ti, đậu quả bện trĩu cành. Ngang trưa nay, chị Hà đi lấy hàng về sớm, thấy thằng cu Minh đánh quần đùi, áo ba lỗ, mũ lưỡi trai đội ngược, cầm sào đi bắt ve qua ngõ, bèn vẫy lại: “Cu Minh, trèo cây vặt nhãn hộ cô”.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài: Xây dựng hệ thống chính trị “Tinh- Gọn- Mạnh- Hiệu năng- Hiệu lực- Hiệu quả”
    Sáng 9/12, HĐND TP Hà Nội Khóa 16 đã khai mạc Kỳ họp thứ 20 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tài chính ngân sách, đầu tư công năm 2024, kế hoạch năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Đình, chùa Đông Trù
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO