Điệp khúc cỏ

Cao Ngọc Thắng| 18/04/2022 08:55

Điệp khúc cỏ
Nhà thơ Lê Thành Nghị.

Từng vạt mướt xanh, từng nhành, từng cọng, cỏ tắm nắng trời, cỏ rung rinh trong gió, cỏ ngậm sương tròn, cỏ chẳng biết đau dẫu những bàn chân dẫm đè lên cỏ. Cỏ là bốn mùa hiên ngang dông bão. Cỏ là nơi cuối cùng cố nhân gửi gắm. Dường như cỏ là thành phần không thể thiếu/ vắng trong thơ Lê Thành Nghị. Cỏ tạo nên điệp khúc tâm trạng bốn mùa vạn vật đổi thay, tình người chan chứa. Điệp khúc cỏ để lại dư ba day dứt khi chạm những câu thơ hồn vía: 
Có những câu thơ dù thiêu cũng không thể cháy 
Như thể lửa càng to, thảm cỏ mọc càng dầy 
(Thi sĩ)
Mật độ “cỏ” trong thơ Lê Thành Nghị quả thật rất dày. Ở bất kỳ vị trí quan sát nào, tâm trạng người thơ đều có góc nhìn phóng chiếu, quy nạp về với cỏ, cảm nhận tầm vóc của loài thân thảo thấp bé “nhoài” sát mặt đất, mà sức sống luôn báo hiệu những đổi thay có tính bản lề trong thiên nhiên, kích thích tính nhạy cảm của con người. Có một lời thề âm ỉ dọc cuộc đời, từ “Thuở nằm chơi trên cỏ” cho tới “Giờ sắp nằm dưới cỏ” mà không sao/ không thể thực hiện được việc “đánh cắp của thượng đế một ngôi sao” để tặng người con gái. Sự không thành ấy, tất nhiên là thế, thể hiện trong bài thơ vỏn vẹn hai mươi bảy từ, phân phối không đều ở bốn câu (câu thứ hai mười hai từ), mà sao cấu thành nên một tứ thơ, biểu hiện sự ăn năn, dằn vặt mãi không thôi. Bởi, như chính câu thơ đầu tiên trong bài Lời thề, nhà thơ xác định, cỏ đã ám ảnh ông từ thuở hoa niên, cái tuổi hồn nhiên duỗi mình trên cỏ mà mộng với mơ. Hơn thế, cỏ là tác nhân để ông về với mẹ: 
Lá rụng ngày đi như cuốn gió
Dế kêu tê dại cỏ trong vườn
Ai về tát cạn ao phiền muộn
Để mẹ thôi buồn, thôi ngóng trông
Cái “ao phiền muộn” ấy kết nối hai nỗi nhớ, của người mẹ nhớ con và của người con không nguôi ngoai nhớ mẹ, thành một sợi dây nghĩa tình mẫu tử. Chưa dừng lại ở đấy, sợi dây tiếp tục đan thành tấm lưới quan hệ đa chiều giữa cha và con, giữa mẹ và con, giữa cha và mẹ, giữa người và cảnh, giữa cảnh và cảnh, giữa động và tĩnh, giữa thực tại và quá khứ. Nhà thơ viết: 
Mẹ mất rồi… rau má mọc vườn hoang
Khoai lang bò ruộng nhà, bè rau ngoi nước nổi
Tháng ba nắng, xanh xao xóm đói
Cha một mình lặn lội nuôi con  
(Cha tôi) 
(Gọi là “rau” vì người ta nấu canh để ăn, giã ra lấy nước để uống, chứ rau má cũng là một loài cỏ, dẻo dai như bao loài cỏ hoang dại khác). Những câu thơ họa nên một bức tranh hài hòa màu sắc và đường nét trong bố cục có chiều sâu ngẫm suy. 
“Cỏ” trở thành ký ức, theo nhà thơ đi khắp mọi miền quê hương của Tổ quốc và vượt qua biên giới. “Cỏ ký ức” không chỉ để hoài niệm, mà tiếp sức cho nhà thơ chiêm nghiệm trên mỗi chặng đường, ở mỗi nơi dừng chân. Đường lên chùa Đồng Yên Tử, nơi “Tiếng chuông tê buốt suốt mùa thu”, khiến nhà thơ: 
Ta về ngơ ngẩn cùng tre trúc
Kìa lối vào mây đến cửa thiền
                         (Yên Tử) 
thì khi ngước nhìn hòn Vọng Phu trong khung cảnh “Lá vàng dặm cỏ/ Mây cuốn chân trời”, nhà thơ nghiệm ra rằng: 
Hình như không thể mềm hơn được nữa
Em hóa thành yên lặng giữa mưa bay
(Cánh buồm đỏ thắm)
Và, khi lên xứ Lạng, một điều chiêm nghiệm khác:
Anh vẫn biết, mềm không riêng gì nước
Thế nghĩa là núi cũng phải trôi thôi
Em từ thuở với đá ngầm ở lại
Giấu nỗi buồn trong suốt chảy trăm năm
Sự “mềm” và sự “cứng” ấy, tất cả đều hóa thân vào cỏ với sức sống tiềm ẩn, với sự tinh khiết lan trên bề mặt đất, tới mọi miền quê. Có gì như… vạt cỏ nắng lên
Như nàng tiên lung linh hiện từ đáy chén
Ôi quê hương! 
Chỉ có thể quỳ trước quê hương
Như quỳ trước những gì tinh khiết nhất!
(Rượu quê)
Cũng như khi tưởng nhớ Xuân Diệu, Lê Thành Nghị chân thật đến sắt se: 
Này con chim đến từ núi lạ
Đừng thả những câu thơ vàng xuống thảm cỏ xanh
Tôi lo những người đến sau nhặt lá
Vô tình đụng phải thơ anh!
bởi: 
Trong tay kẻ đê hèn thơ anh đồng lõa với bóng đêm vụng trộm
(Vội vàng lên với chứ)       
     Lê Thành Nghị viết: 
Bờ muốn anh hóa cỏ tím chờ sông
Mà quên không buộc gió!
(Dự định)
Đó không phải niềm tiếc nuối, mà là nhận chân cuộc đời trong biến thiên của quy luật, những quy luật khắt khe, ràng buộc, bởi chỉ đi tới sự giác ngộ con người mới tìm được cách tồn tại trong đó. Ngẫm về mẹ là một giác ngộ: 
Sớm muộn rồi ai cũng sẽ trở về với mẹ
Cho dù mẹ ta ra đi khi còn rất trẻ
Người mang theo những mùa tóc xanh vào biếc cỏ
Thôi kệ những thành bại, sang hèn, buồn vui, sướng khổ
Ta sẽ bay như mẹ giữa mây cao! 
(Mẹ trên cao)
Đã là giác ngộ thì ủy mị, đớn hèn, bi lụy không có chỗ chen chân. Bởi, như những chú dế kia:
Vui thì hát mà buồn cũng hát
Khi bờ sông cỏ tím đã vào thu
(Bờ sông tiếng dế) 
như cây bàng nọ: 
Những chiếc lá mùa thu sẽ viết
Sẽ đọc thầm trong cỏ suốt mùa thu
(Ký ức mùa thu Hà Nội)
như dọc dòng suối:
Cỏ bên bờ mơ mộng mọc lên
Hoa thơm ngát hình như vì nước chảy
(Nhớ suối tận nguồn)
và ngay cả bản thân:
Ta về làm đất chờ hạt xuống
Hóa những cánh diều bay trăng
(Mùa thu đến rồi đi)
     Như nhiều câu thơ khác, những câu thơ này người thơ như đắm mình vào bản hòa tấu của cuộc đời, lắng nghe hợp âm chủ của thiên nhiên dẫn dắt con người lên nốt cao nhất và luyến xuống cung bậc trầm trong nhịp điệu không gian và thời gian, vừa xác định vừa vô định. 
Ai xui mặt trời xuống vội
Trai gái đưa nhau về miền cỏ dại
(Nắng của ngày đã mất)
Cái thực, cái hư của lãng mạn, của xa xót náu ngay ở tên bài thơ - cái gì đã mất: “nắng của ngày” hay riêng “ngày” mà thôi (?); và, cái “dại” nơi cỏ hay ở hành động của người (?); tất cả đều có thể. Nhà thơ cảnh báo cô gái (em) đừng dẫm lên cỏ và:
Đừng ghen thầm với cỏ
Em xanh được mấy mùa?
(Trong cỏ) 
Cái hữu hạn đời người trong cái vô hạn của tạo hóa khiến người ta cảm thấy chật chội, hờn dỗi vì tưởng bị lãng quên. Nhưng, cỏ nhắc người: 
Vô hạn những triền sông, ngút ngát những chân đê
Một nền xanh dưới chân mây… là cỏ
Em nhớ không dưới nền xanh lặng đó
Nhân loại ngủ im lìm
(Trong cỏ)
Đấy là một sự thật, người thơ không phát hiện sự thật ấy, mà thức nhận, mà giác ngộ để cùng nhau sống tốt hơn, hướng thiện nhiều hơn. Qua câu chữ, vốn từ, nhà thơ góp phần nhận thức cái đẹp đầy đủ hơn, gần bản chất hơn, từ đó nâng dần giá trị thẩm mỹ của thơ. Ngày nay có thể sự tiếp nhận thơ không liền mạch, song người yêu thơ không có lý do nào quay lưng lại với thơ, ngược lại luôn trông chờ được thưởng thức những bài thơ “đúng thơ”, “đầy chất thơ”. Sự lựa chọn của công chúng yêu thơ luôn là động lực cho thơ không ngừng đổi mới. Cánh đồng thơ đang ấp ủ những thửa ruộng hứa hẹn năng suất cao, chất lượng với thương hiệu mới. Bởi: 
Bờ cỏ mực mùa thu gom hết tím
Cát không tin, cát vẫn lặng yên chờ
(Cát vẫn lặng yên chờ)
“Cỏ” trong thơ Lê Thành Nghị như một hình tượng để nhận biết cái hay, cái đẹp, cái nhịp điệu luân chuyển không ngừng trong bản chất thực của quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Từ “nhịp điệu cỏ” biến tấu sang nhịp điệu hoa, lá, gió, trăng…, để tạo nên những phức điệu của âm thanh gọi màu sắc lên hương: 
Giã từ mùa hạ sang thu
Trời xanh như ngọc, bãi bờ như mây
Người đi - gió sóng đôi bay
Nắng xanh nhẹ, con đường đầy tiếng chim
(Sang thu)
Mùa thu như điểm hẹn, nhắc nhớ mỗi người dừng chân sau chặng đường dài, nhìn trời cao xanh thẳm mà đón nhận không khí mát rượi, mà ngắm mây thung dung ngả trắng trong ánh nắng vàng như mật, để rồi dưới trăng sao vằng vặc mà ngẫm, mà chắt lại những lắng đọng thâm trầm của cuộc đời. 
Ôi nghìn năm trước ta
Và một nghìn năm tới
Sông vẫn thì thầm điềm tĩnh chảy giữa bờ ngô
(Sông Nghèn gặp lại)
Sau bão táp rất cần sự điềm tĩnh để tiếp tục xông pha vào bão táp phía trước mà vững tin:
Chính tuyết làm run rẩy cả không gian
Sông ào ạt trong mùa băng vỡ
Cây ngày mai sẽ xanh kín lá
Thảm cỏ nhung lộng lẫy nắng bên đường
(Matxcơva, mùa tuyết tan)
     Trong “điệp khúc cỏ”, sự “xuống” của mưa, của lá, của mùa, như những “nốt chấm dôi” (trong nhạc), làm tăng độ ngân nga của nhịp. 
Trời đang xanh, nắng đang trưa
Bỗng dưng xuống một cơn mưa rửa đền
(Về Phong Châu) 
Từ “xuống” thật đắc địa, riêng nó tạo một nhịp, nhấn mạnh tiết tấu câu thơ thêm chắc và có độ rung trong cấu trúc 2-1-3-2; khác với nhóm ba từ “mùa lá xuống” tạo nhịp và tiết tấu mềm hơn, như ở những câu thơ dưới đây:  
Bên kia mùa lá xuống gió theo về
Thoáng hư vô lướt trên nền lá thực
Tầu đến sân ga, ta về mùa lá xuống
Nhớ khôn nguôi hoa thuở ban đầu
(Hoa thuở ban đầu)
Nhà thơ tránh không dùng hình ảnh ra đi mất hút của từ “rơi” hoặc “rụng”, mà dùng từ “xuống” nhằm kích thích tâm trạng hướng tới sự hòa nhập (hay sự dịch biến) của sự vật này vào sự vật khác, tạo nên hình ảnh mới. Đó chính là ý tại ngôn ngoại trong thơ. 
Ngay cả trong bài thơ văn xuôi Mưa trong thành phố, thủ pháp này cũng được Lê Thành Nghị sử dụng triệt để: 
Chẳng có gì tươi hơn được cỏ/…/ Ta chỉ là hạt mưa xuống đất. Như Ngàn Hống đêm đêm tự đốt mình làm đuốc. Sưởi ấm ta bằng những trận cháy rừng. Hãy thử góp nghìn cơn mưa lớn. Dập trong ký ức ta những trận cháy rừng.
Bài thơ có ấn tượng. Song, phải chăng là hợp lý khi xếp bài thơ vào thể thơ văn xuôi? Những dấu chấm (.) đã nói rằng, “duỗi” các câu thơ ra, ý và tứ của bài thơ vẫn không có gì thay đổi, chỉ có độ dài là tăng lên.
Thơ đẹp như hoa. Nhưng hoa chỉ đẹp dưới ánh mặt trời. Thơ cũng chỉ đẹp trong cuộc sống, được cuộc sống cưu mang, nâng đỡ. Chính cuộc sống khiến:
Ta nhận ra hai bờ xanh đến thế
Và nụ hoa trong cỏ tím dường kia!
(Sông Nghèn gặp lại)
Và:
Người đi - gió sóng đôi bay
Nắng xanh nhẹ, con đường đầy tiếng chim… 
(Sang thu)
Thơ Lê Thành Nghị có thể trích dẫn rất nhiều câu thơ hay, câu thơ đẹp. Ông là nhà thơ tài hoa. Ông giấu cái tài hoa ấy trong những câu thơ trầm tĩnh, nhưng xao động ở nhịp khoan thai, ở độ rung của sự nhạy cảm. Đọc thơ Lê Thành Nghị, tôi nhận ra “điệp khúc cỏ” như là một hình tượng. Thật nhỏ nhoi giữa muôn loài, nhưng cỏ không dễ gì bị chìm khuất, bởi sức dẻo dai hiếm thấy. Chọn cỏ và đưa cỏ vào thơ với mật độ dày, Lê Thành Nghị như đang kiếm tìm “cái vô hạn” trong đó, vừa khiêm nhường vừa kiên cường giữa mông mênh trời đất. 
Có những câu thơ dù thiêu 
cũng không thể cháy
Như thể lửa càng to, thảm cỏ mọc càng dầy 
Là thi sĩ, Lê Thành Nghị đã có những câu thơ đằm sâu ngẫm suy như vậy.  
(0) Bình luận
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Điệp khúc cỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO