Diễn đàn trực tuyến ''Tác động của đại dịch Covid-19 - Hành động quyết liệt của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch''

HNM| 22/09/2021 17:28

Sáng 22-9, tại Hà Nội, diễn ra Diễn đàn trực tuyến "Tác động của đại dịch Covid-19 - Hành động quyết liệt của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch".

Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, kết nối với 63 điểm cầu trên cả nước thông qua kênh Youtube, nhằm làm rõ những tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời đề ra giải pháp cụ thể thích ứng và phát triển ngành trong tình hình mới. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chủ trì diễn đàn.

Diễn đàn trực tuyến ''Tác động của đại dịch Covid-19 - Hành động quyết liệt của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch''
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại diễn đàn.

Thông tin tại diễn đàn, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lên mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có việc triển khai các hoạt động của toàn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong 9 tháng của năm 2021. Hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng tại các di tích phải tạm dừng. Các hoạt động văn hóa đối ngoại, giao lưu hợp tác văn hóa, bảo tàng, triển lãm trong nước gần như "đóng băng".

Điện ảnh Việt Nam trong giai đoạn Covid-19 bị thiệt hại nặng nề. Tổng doanh thu ngành điện ảnh 2021 giảm 70-80% so với năm 2019, trong đó doanh số ước đạt 1.156 tỷ đồng. Thị trường nghệ thuật trong tình trạng ảm đạm. Đội ngũ nghệ sĩ gần như không thể hoạt động nghệ thuật biểu diễn, dẫn đến đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

Công tác tổ chức các hoạt động thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao đã bị gián đoạn, kế hoạch liên tục bị thay đổi. 

Ở lĩnh vực du lịch, dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi tăng trưởng mỗi năm, trong đó 8 tháng năm 2021, khách du lịch nội địa giảm 5,5%; tổng thu từ khách du lịch giảm 26,5%... so với cùng kỳ năm 2020. 

Tại diễn đàn, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, đồng thời định hướng giải pháp trong thời gian tới, với 4 khâu đột phá là "Thể chế - Thiết chế - Nguồn nhân lực - Chuyển đổi số". 

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, cần đổi mới phương thức truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19, cụ thể là tăng cường các chiến dịch quảng bá du lịch online hay qua các kênh truyền thông lớn trong nước và quốc tế; quan tâm đẩy mạnh xúc tiến du lịch nội địa bằng các gói sản phẩm kích cầu du lịch hấp dẫn; thu hút sự tham gia chủ động, linh hoạt của các bên liên quan trong hoạt động truyền thông, quảng bá; chú trọng ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số để bắt nhịp với thế giới...

Trong khi đó, khẳng định các nền tảng kỹ thuật số hoàn toàn có thể mang lại doanh thu cho các đơn vị nghệ thuật, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Lê Minh Tuấn đề xuất lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản hướng dẫn các địa phương cũng như là các đơn vị nghệ thuật thực hiện thiết lập các kênh trực tuyến, đưa các sản phẩm nghệ thuật chất lượng, bắt mắt, phù hợp với xu hướng của nền tảng trực tuyến để giới thiệu rộng rãi tới công chúng, từ đó củng cố thương hiệu từ nhà hát số, sân khấu online...

Phát biểu kết thúc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng yêu cầu các đơn vị bám sát chức năng, nhiệm vụ tham mưu xây dựng thể chế, chủ động rà soát lại các bộ luật, thông tư... liên quan đến lĩnh vực của ngành để đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm quản lý tốt hơn. Tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đặc biệt xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa gia đình. Phát huy hiệu quả mô hình nhà hát online, sân khấu online để tăng cường giáo dục, tuyên truyền lịch sử, văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, trong đó ưu tiên dồn sức, góp lực, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp, tinh thần sẻ chia để cùng cả nước vượt qua đại dịch. 

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, cần tiếp tục nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu thị trường, thí điểm triển khai mỗi địa phương một sản phẩm du lịch đặc sắc.

Bên cạnh đó, hiện ngành đang tập trung vào một số giải pháp, hoạt động như: Đề xuất xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung triển khai Đề án "Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035". Tập trung tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) tại Việt Nam; Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022...

(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Diễn đàn trực tuyến ''Tác động của đại dịch Covid-19 - Hành động quyết liệt của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO