Đời sống văn hóa

Đề cương văn hóa Việt Nam: “kim chỉ nam” soi sáng, khơi nguồn phát triển nền văn học, nghệ thuật. 

Kim Thoa (T/h) 07:11 26/02/2023

Đề cương về văn hóa Việt Nam nhấn mạnh 3 thành tố đặc biệt quan trọng của văn hóa là tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Cùng với đó, 3 nguyên tắc vận động để xây dựng nền văn hóa mới là dân tộc, khoa học, đại chúng. Trong dòng chảy đó, văn học, nghệ thuật Thủ đô cũng có những bước đi đầy tự hào, gặt hái được nhiều thành quả.

bbb.jpg
Đề cương về văn hóa Việt Nam: Khơi nguồn phát triển văn nghệ Thủ đô ((ảnh minh hoạ)

Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943, được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, đã đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam, cũng là “kim chỉ nam” soi sáng, khơi nguồn phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam nói chung và văn nghệ Thủ đô nói riêng. Nội dung tư tưởng của Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đem lại nhiều thành tựu cho văn nghệ Thủ đô và được tiếp nối, phát triển không ngừng.

Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa văn học, nghệ thuật nước nhà, luôn tập hợp được đội ngũ văn nghệ sĩ đông đảo và tài năng. Trong thời kỳ kháng chiến, cùng với văn nghệ sĩ cả nước, những người con Thủ đô vừa trực tiếp tham gia chiến đấu, vừa tạo nên những tác phẩm văn học, nghệ thuật có ý nghĩa. Tiêu biểu như các nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân, Vũ Đình Văn; các nhạc sĩ, liệt sĩ Hoàng Việt, Vĩnh Bảo… Nhiều văn nghệ sĩ Thủ đô đã tham gia tích cực vào phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, “Đọc và làm theo sách, đọc sách người tốt, việc tốt”, biểu diễn văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sĩ nơi tiền tuyến…, như: Nghệ sĩ nhân dân Chu Thúy Quỳnh, Nghệ sĩ nhân dân Thanh Trầm, Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoa… Sau khi đất nước thống nhất, nhiều văn nghệ sĩ Hà Nội đã trở thành hạt nhân, tham gia xây dựng và phát triển mặt trận văn hóa, văn nghệ cách mạng ở các vùng, miền trên cả nước.

Đặc biệt, từ một chi hội, giới văn nghệ sĩ Thủ đô tập hợp, hình thành Hội Văn nghệ Hà Nội và sau đó là Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội. Từ khoảng 200 hội viên, đến nay, Hội đã có hơn 4.000 hội viên, sinh hoạt ở 9 hội chuyên ngành, hoạt động trong các lĩnh vực văn học, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, múa, văn nghệ dân gian, kiến trúc.

Theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ghi nhận, đội ngũ văn nghệ sĩ Hà Nội đã đóng góp tích cực cho nền văn học, nghệ thuật Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung; qua đó khẳng định những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và xây dựng văn hóa Thủ đô thực sự trở thành động lực, sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững của đất nước. 

Mỗi văn nghệ sĩ, bằng những tác phẩm của mình phải góp thêm một tia lửa sáng tạo để thổi bùng lên ngọn đuốc trí tuệ - nhân văn, để văn hóa thực sự trở thành một nguồn lực nội sinh mạnh mẽ nhất, một nguồn năng lượng tinh thần, làm giàu có thêm đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển bền vững, giàu có phồn vinh và hạnh phúc, Tiến sĩ Đỗ Hồng Quân chia sẻ.

Hà Nội cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động bám sát đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng thời kỳ, để thúc đẩy sự phát triển của văn học, nghệ thuật Thủ đô. Tiêu biểu gần đây có Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy ngày 17-3-2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy ngày 22-2-2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025”.

Thiết thực kỷ niệm 80 năm “Đề cương về văn hóa Việt Nam” Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền, vận động văn nghệ sĩ Thủ đô sáng tác, công bố, phát hành các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị về đề tài ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, văn hóa, con người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng… gắn với các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”. 

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh, tinh thần cống hiến của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân, nhất là những người làm văn hóa, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ phát huy truyền thống “Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến”, “Thủ đô anh hùng”…

Để tiếp tục phát huy sức mạnh của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong phát triển văn học, nghệ thuật Thủ đô, Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cho rằng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị liên quan trực tiếp và gián tiếp đến công tác lãnh đạo, quản lý lĩnh vực văn học, nghệ thuật phải tạo mọi điều kiện để hướng trí tuệ, sức sáng tạo của văn nghệ sĩ vào việc phục vụ lợi ích nhân dân, quốc gia, dân tộc. Bản thân văn nghệ sĩ cần bám sát thực tiễn, sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật chất lượng, hướng đến đỉnh cao, phụng sự sự nghiệp kiến thiết Thủ đô và đất nước; hướng con người vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ.

Bài liên quan
  • Liên hoan Ca múa nhạc - Hà Nội năm 2023
    Thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, cuối tháng 2 và đầu tháng 3 Liên hoan Ca múa nhạc - Hà Nội năm 2023 cấp Cơ sở sẽ được triển khai tổ chức tại các đơn vị cơ sở. Các đơn vị quận, huyện, thị xã căn cứ vào tình hình thực tế tổ chức Liên hoan cấp Cơ sở để tuyển chọn các tiết mục đặc sắc, tiêu biểu tham gia Liên hoan cấp Thành phố.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Đề cương văn hóa Việt Nam: “kim chỉ nam” soi sáng, khơi nguồn phát triển nền văn học, nghệ thuật.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO