Đời sống văn hóa

Đậm đà bản sắc dân tộc Lễ hội Lim vùng Kinh Bắc

Hà Trang 21/02/2024 20:22

Lễ hội Lim 2024 được tổ chức trong hai ngày 21 và 22/2 (tức ngày 12, 13 tháng Giêng), tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim; xã Nội Duệ và xã Liên Bão. Trong đó trung tâm lễ hội là núi Hồng Ân (núi Lim) ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

image(40).png
Bà Nguyễn Thị Hào, PCT huyện Tiên Du, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội phát biểu tại họp báo

Đảm bảo an toàn trong mùa lễ hội xuân Giáp Thìn

Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, nối tiếp truyền thống xa xưa, người dân miền quê quan họ Bắc Ninh luôn chờ đón dịp lễ hội lớn nhất tại huyện Tiên Du đó là hội Lim. Và vẫn như thường niên, thực hiện theo Kế hoạch số 02/KH-BCD ngày 22/01/2024 của Ban chỉ đạo Lễ hội Vùng Lim, năm nay huyện Tiên Du cũng đã phối hợp với Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh, chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện tổ chức hát quan họ vào ngày và tối 12, 13 tháng Giêng. Ban tổ chức cũng lựa chọn các câu lạc bộ quan họ, các liền anh, liền chị ở các làng quan họ gốc, làng quan họ thực hành, quan họ ngoài tỉnh; nghệ nhân tham gia hát giao lưu quan họ tại các lán trại khu vực trung tâm quảng trường đồi Lim, hồ điều hòa Vân Tương và một số gia đình nghệ nhân quan họ trong làng.

Hàng nghìn du khách ở khắp mọi nơi đổ về trảy hội du xuân tại hội Lim

Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan đã có những kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp làm mất an ninh trật tự, ùn tắc giao thông; xây dựng phương án đảm bảo phòng cháy, chữa cháy tại khu vực lễ hội; ngăn chặn và giải quyết các trường hợp ăn xin, ăn mày tại khu vực lễ hội; chỉ đạo đảm bảo công tác vệ sinh môi trường tại các địa điểm tổ chức chính trước, trong và sau Lễ hội. Được biết, trong tối ngày 12 âm lịch, cũng là ngày khai hội, UBND huyện Tiên Du sẽ tổ chức bắn pháo hoa để khai mạc. Vậy nên mọi công tác chuẩn bị đều được thực hiện kỹ lưỡng và đảm bảo theo quy định để phục vụ du khách cũng như nhân dân địa phương tham gia du xuân đầu năm mới.

Có cái nhìn đúng về hình thức “thướng tiền” tại hội Lim

Từ cổ xưa cho đến nay, dân ca quan họ là kết tinh những giá trị văn hóa đặc sắc, tinh tuý nhất của người Kinh Bắc, nhất là sau khi quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (ngày 30/9/2009) thì loại hình dân ca này dường như đi sâu hơn vào cuộc sống của người dân, trở thành lẽ sống, gần gũi, tự nhiên như việc ăn uống mỗi ngày. Vậy nên, để quan họ có sức lan tỏa sâu rộng, vào mùa lễ hội, hầu như làng trên xóm dưới vùng Kinh Bắc đều tổ chức hát quan họ giao duyên. Đặc biệt khi hội Lim đến, hát quan họ trên thuyền rồng vẫn là địa điểm được du khách yêu thích nhất. Các liền anh, liền chị xúng xính váy áo. Liền anh đóng áo the, khăn xếp, liền chị áo mớ ba mớ bẩy chèo thuyền rồng hát tại hồ thuộc khu vực đình Lim. Trong lúc anh hai, chị hai ngả nón mời trầu có không ít khán giả vì mến mộ mà thưởng tiền. Việc này được gọi là tiền “thướng” (hay còn gọi là tiền thưởng) của người quan họ.

Liền anh, liền chị têm trầu cánh phượng

Cùng chia sẻ về vấn đề có còn "nhận tiền khi hát quan họ" ở hội Lim năm nay, theo ý kiến của NSUT Xuân Mùi, nguyên Phó Giám đốc nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh (cũng là 1 trong 7 người đầu tiên có mặt trong làng quan họ) bày tỏ: “Nói quan họ ngửa nón xin tiền ở hội Lim là không chính xác. Ở vùng đất quan họ, dịp đầu năm mới, nếu thích hoặc muốn động viên các liền anh, liền chị sau một tiết mục nào đó, người ta hay "thướng" (tương đương với chữ "thưởng"). Đó là truyền thống tốt đẹp của người Việt xưa thể hiện rõ ngay cả trong các buổi lễ hầu đồng, hát chèo, hát tuồng… và không ép buộc ai, ai thích thì thướng. Người nhận và người thướng đều thấy lòng vui vẻ trong không khí đầu xuân. Người quan họ hát để diễn tả tình yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi, đối đáp với nhau vì nghĩa, nể nhau vì tài chứ đâu phải vì cuộc sống khó khăn mà "ngửa nón xin tiền". Tuy nhiên, mấy năm gần đây, vì cách hiểu không đầy đủ nên dư luận “dậy sóng” chuyện hát quan họ để “xin tiền” du khách. Đó thực sự là một cách hiểu sai hoàn toàn và có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của người quan họ”.

Các sản phẩm OCOOP được bày bán tại Lễ hội để giới thiệu sản phẩm vùng miền

Là người nhiều năm đi trẩy hội Lim, chị Nguyễn Diệu Linh (Thanh Xuân, Hà Nội) nói: "Sau khi nghe hát, mình thấy hay, thấy mến mộ muốn bày tỏ chút tình cảm đối với người hát bằng việc tặng chút tiền không phải là vấn đề gì lớn cả, cũng giống như một chút tiền công để động viên các liền anh, liền chị ca hát mang niềm vui đến cho du khách thập phương”.

Hội Lim là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh. Về với hội Lim để có cơ hội được hòa mình vào nền sinh hoạt văn hóa của nhân loại. Đến rồi đi, để khi tan hội mà ai đó vẫn ngẩn ngơ, xao xuyến trước làn điệu "Người ở đừng về". Vậy nên có duyên thì hãy về với người quan họ “đậm chữ tình”; để cùng nhau gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đậm đà bản sắc dân tộc Lễ hội Lim vùng Kinh Bắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO