Giáo dục

Đại học Huế - một trong 6 đại học Việt Nam được xếp hạng đại học uy tín thế giới khai giảng năm học mới

Hà Oai 23:43 17/10/2023

Đại học Huế tổ chức lễ khai giảng năm học 2023 – 2024 và đã hoàn thiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị trình Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

4(1).jpg
Ban Giám đốc Đại học Huế tặng hoa lãnh đạo các đơn vị thành viên và trực thuộc (ảnh: Đại học Huế).

Ngày 17/10, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đại học Huế long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học 2023 – 2024 với sự tham gia của nhiều quý thầy cô và hàng ngàn sinh viên.

Đại học Huế hiện có 13 đơn vị đào tạo bao gồm 8 trường Đại học thành viên, 1 phân hiệu tại tỉnh Quảng Trị, trường du lịch và 3 khoa trực thuộc. Quy mô đào tạo đại học với 37.645 sinh viên hệ chính quy và 16.727 sinh viên liên thông chính quy, văn bằng 2 chính quy, hệ cử tuyển vừa làm vừa học. 7.010 sinh viên hệ đào tạo từ xa và 284 nghiên cứu sinh. 4.406 học viên cao học và 1230 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 278 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 340 bác sĩ nội trú, 757 học sinh THPT chuyên.

Đại học Huế là một trong 6 đại học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng đại học uy tín thế giới xếp hạng đại học duy trì tên trong bảng xếp hạng thế giới của Times Higher Education (THE). Năm 2023 có khoảng 11.500 sinh viên nhập học và đạt gần 90% chỉ tiêu.

Ngày 24/5/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã ban hành nghị quyết về xây dựng Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, xác định mục tiêu là phát triển Đại học Huế trở thành Đại học quốc gia, phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường Đại học hàng đầu châu Á.

Năm học 2022 - 2023, Đại học Huế tiếp tục thực hiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học quốc gia theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị. Hiện, Đại học Huế đã hoàn thiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học quốc gia trình Bộ GD&ĐT.

Theo PGS.TS Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế cho biết, Đại học Huế luôn đặt sự phát triển toàn diện làm ưu tiên hàng đầu trong việc học tập của sinh viên. Mong muốn rằng tất cả người học bước ra khỏi Đại học Huế sẽ được trang bị tốt hơn để đón nhận, hiểu và chấp nhận những ý kiến khác nhau từ mọi nơi và mọi người. Tại Đại học Huế, sinh viên được phép và khuyến khích phát huy tiềm năng của mình, tìm kiếm sự phát triển độc lập và trở thành công dân toàn cầu, phát triển toàn diện.

3(1).jpg
PGS.TS. Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế đọc diễn văn khai giảng (ảnh: Đại học Huế).
5(1).jpg
TS. Bùi Văn Lợi - Phó Giám đốc Đại học Huế tặng hoa và phần thưởng cho các sinh viên đạt giải quốc gia và quốc tế năm học 2022-2023 (ảnh: Đại học Huế).

Khi trở thành Đại học quốc gia, cùng với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Quốc gia Huế sẽ đóng vai trò dẫn dắt trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế - Giám đốc Đại học Huế cho biết thêm.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Đại học Huế - một trong 6 đại học Việt Nam được xếp hạng đại học uy tín thế giới khai giảng năm học mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO