Sự kiện & Bình luận

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã qua chỉnh lý

Trung Kiên 28/05/2024 21:37

Phát biểu Kết luận phiên thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chiều ngày 28/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao chất lượng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội và cơ bản thống nhất với Báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Dự thảo Luật đã được chỉnh lý.

toan-canh-285.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Hội trường chiều 28/5, Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội Khóa XV. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Tạp chí Người Hà Nội đã thông tin, chiều 28/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Trước khi bước vào thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Dự luật đã bổ sung, chỉnh lý nhiều nội dung để thực hiện chủ trương tăng cường phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố Hà Nội trên một số lĩnh vực; thể chế hóa kịp thời các chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị có liên quan đến các chính sách được thể hiện trong dự thảo Luật, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW và đặc biệt là Kết luận số 80-KL/TƯ ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Quốc hội bước vào phiên thảo luận. Theo đó, đã có 25 đại biểu phát biểu, 1 đại biểu tranh luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này. Đa số các Đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận đều đánh giá rất cao chất lượng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội Khóa XV – Kỳ họp thứ 7 và cơ bản thống nhất với Báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Dự thảo Luật đã được chỉnh lý.

Đại biểu Khương Thị Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định:

khuong-thi-mai.jpg
Đại biểu Khương Thị Mai.

Hồ sơ Dự thảo Luật được chuẩn bị công phu, đầy đủ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thể hiện được tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Kết luận của Bộ chính trị tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 15 -NQ/TW và đặc biệt là Kết luận số 80-KL/TƯ ngày 24/5/2024 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050, đó là tăng cường phân cấp phân quyền, có cơ chế thí điểm phù hợp hiệu quả cho Thủ đô, trọng tâm là lĩnh vực đầu tư tài chính, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách, có cơ chế hợp tác công tư về quy hoạch đất đai, tổ chức bộ máy, tạo sự sáng tạo, tinh thần chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thủ đô. Dự thảo Luật quy định Thủ đô là đô thị đặc biệt hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển của tình hình thực tiễn, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đô thị theo Nghị quyết số 06-NQ/TW và Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn - Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội:

bui-hoai-son.jpg
Đại biểu Bùi Hoài Sơn.

Tôi đánh giá rất cao nỗ lực của Ban soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đặc biệt là những điều khoản liên quan đến văn hóa để văn hóa Thủ đô thực sự tỏa sáng, dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước. Bên cạnh đó tôi nhận thấy có nhiều vấn đề liên quan, khó khăn trong phát triển văn hóa nhưng không chỉ đúng đối văn hóa của Thủ đô mà còn đúng với văn hóa của cả nước. Chính vì vậy tôi mong muốn rằng một số chính sách giải pháp đặc thù vượt trội trong phát triển văn hóa Thủ đô cũng sẽ được áp dụng cho các cái thiết chế, hoạt động văn hóa của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Thủ đô.

Đại biểu Phạm Văn Thịnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang:

pham-van-thinh.jpg
Đại biểu Phạm Văn Thịnh.

Tôi bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và đánh giá đây là Dự thảo Luật đã tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội một cách rất chất lượng. Với các cơ chế, chính sách của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tôi tin rằng Thủ đô sẽ có một bước phát triển rất đột phá. Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ có ý nghĩa cho Thủ đô, mà những cơ chính sách khi nghiên cứu kỹ chúng ta sẽ thấy được những bài học kinh nghiệm cho các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển của mình có thể vận dụng.

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam:

ta-van-ha.jpg
Đại biểu Tạ Văn Hạ.

Tôi xin bày tỏ sự đồng tình, tán thành cao với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này và với tất cả bằng tất cả niềm tin và hy vọng, tôi nghĩ rằng Luật Thủ đô (sửa đổi) với những chính sách đặc thù, đặc biệt sẽ tạo động lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá, vượt lên trở thành một Thủ đô tầm cỡ của khu vực và thế giới.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội:

Qua nghiên cứu Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tôi nhận thấy ban soạn thảo đã rất cầu thị, lắng nghe và tích cực tiếp thu để hoàn thiện Dự thảo Luật. Vì thế hôm nay đã có một bản Dự thảo Luật tốt hơn tốt hơn. Tôi bày tỏ sự nhất trí với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ quốc hội.

nguyen-anh-tri.jpg
Đại biểu Nguyễn Anh Trí.

Tôi nhất trí với quy định cho phép chính quyền thành phố Hà Nội và các chủ thể có liên quan đầu tư xây dựng hệ thống trường học công lập cơ sở giáo dục chất lượng cao, vì việc tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao là phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục Thủ đô và Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện. Xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế... Có cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo; hệ thống trường có nhiều cấp học, trường chất lượng cao; các loại hình liên kết đào tạo trong nước và quốc tế”.

Phát biểu Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định các đại biểu Quốc hội đã phân tích sâu sắc, làm rõ thêm nhiều nội dung, đề xuất cụ thể việc tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý một số điều, khoản quy định cụ thể trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhằm bảo đảm tính khả thi, nâng cao chất lượng, hiệu quả cao khi thi hành luật; vừa bảo đảm tính đặc thù, vượt trội, đột phá trong chính sách, tạo động lực xây dựng và phát triển Thủ đô của cả nước xứng tầm trong giai đoạn mới, với tinh thần Hà Nội của cả nước, Hà Nội vì cả nước và cả nước vì Hà Nội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp thu, nghiên cứu nghiêm túc chỉnh lý hoàn thiện Dự thảo luật báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp trong thời gian giữa hai đợt họp của Quốc hội khóa XV - Kỳ họp thứ 7 để xem xét cho ý kiến hoàn chỉnh Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với chất lượng cao nhất để trình Quốc hội xem xét thông qua vào cuối kỳ họp này./.

Bài liên quan
  • Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô (sửa đổi)
    Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học đề nghị, thời gian trước mắt, các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); thông tin, tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được Quốc hội khóa XV thông qua và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Đại biểu Quốc hội đánh giá cao Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã qua chỉnh lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO