Tác giả - tác phẩm

Cùng “nhặt mưa” với “đứa trẻ biết già”

Lê Anh Phong 20/10/2023 06:04

Trong đời sống thi ca, khái niệm “trẻ” chỉ mang tính tương đối, và không phải lúc nào “trẻ” cũng đồng nhất với “mới”. Nhưng đọc “Những đứa trẻ nhặt mưa” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) thi tập thứ ba của Trần Thị Hằng - nhà thơ trẻ thuộc thế hệ 9X, tôi đã gặp sự đồng nhất ấy, và muốn cùng “nhặt mưa” với “đứa trẻ biết già”.

bia-sach-nhat-mua.jpg

Trần Thị Hằng tốt nghiệp Khoa Sáng tác – Lý luận Phê bình Văn học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, được tiếp nhận nhiều khuynh hướng tự do trong sáng tạo, nữ nhà thơ của lứa 9X này nhập ngay vào dòng chảy của những người viết trẻ hôm nay. Không có sự níu kéo từ hệ hình cũ, tác giả sáng tác trong bối cảnh và tâm thế hậu chiến, trong một “thế giới phẳng” và trong đời sống của thời chộn rộn.

Tập “Những đứa trẻ nhặt mưa” gồm 29 bài, hoàn toàn là thơ không vần, thơ tự do, câu hay nhiều hơn bài hay. Dường như bỏ qua giãi bày, thơ Trần Thị Hằng thường được biểu đạt bằng những ý niệm mới, những ảnh hình lạ, mang hơi thở cộng sinh trong không gian nhiều chiều của tưởng tượng: Giữa giấc mơ/ Dòng sông cạn/ Cánh rừng đâu chỉ có loài chim/ Vàng son thở từng vách núi”… Chữ nghĩa thường gợi suy tư: “Bóng quá khứ/ Bay qua cửa sổ”, “Ngày lao vào đêm”, “Vinh quang mơ hồ rơi”...

Với cảm thức mới, lối nói mới, thơ Hằng nhiều khi ẩn hiện tính phi logic thường có ở giấc mơ, hiện lên những khoảng trống cho tiếp nhận. Ở một chừng mực nào đó, có thể “gây khó” cho bạn đọc truyền thống. Ví dụ như: “Kéo dài hơn/ Dài hơn một chút/ Tôi thu tóc mình ngắn lại/ Người đi qua”, “Ta lẫn vào trong lá/ Thở lời cây…/ Mở cánh cửa đi vào căn phòng khác/ Gió đã thôi đêm”, “Dẫu chỉ nhận về củi khô/ Bước chân trên đường xa ngái”, “Bát đũa xô nhau giật mình chắp vá”… Tác giả đã viết bằng diễn ngôn của thế hệ mình. Phải chăng, ở phía tiếp nhận cũng cần một cách đọc mới, một cái nhìn cởi mở và dân chủ.

Thực ra bên cạnh một vài bài “khó đọc”, phần lớn thơ của Trần Thị Hằng không phải là “khó hiểu”. Kiệm lời, không miên man, thơ thường được viết ngắn. Không đại tự sự, không tuyên ngôn, thơ như lời thầm, ý tứ lúc hiển thị, lúc mơ hồ bảng lảng, khi tự thoại, khi chất vấn… Dẫu có chạm vào thế sự vẫn nói bằng giọng của mình, giọng trầm trong cảm niệm, trong mối quan hệ bản ngã và tha nhân. Hãy đến với cánh “Rừng” trong thơ Hằng: “Không tiếng chim kêu/ Không chân thú dữ/ Loài sâu ẩn mình…/ Không tiếng bom gầm réo/ Không máy bay thả chất độc lụi tàn/ Suối vẫn khô/ Cây vẫn đổ…/ Chúng mình chọn lặng im/ Như con sâu chọn nép mình trong lá/ Tiếng thét nơi cuối cùng/ Của chiếc xe bánh xích/ Cuốn vào cuộc mưu sinh/ Mồ hôi chưa vơi bàn tay đã rỗng/… Họ đố nhau về ngày mai/ Về những vì sao chưa bao giờ chạm tới/ Họ ngủ quên…/ Bầy kiến đỏ đen mải miết dắt nhau tìm cỏ mật”. “Rừng” hiện lên trong giấc “ngủ quên”, trong im lặng đáng sợ khi “loài sâu ẩn mình”. Không đứng ngoài cánh rừng ấy, tác giả chọn điểm nhìn của người trong cuộc. “Chúng mình chọn lặng im/… Họ đố nhau về ngày mai”, bên cạnh sự giễu nhại, câu thơ làm người đọc giật mình nhìn lại những ngày ta đang sống. Đâu có “lặng im”, sự thao thức và lối nói đã mang đến ấn tượng từ bài thơ thế sự. Trong tập thơ, những bài như thế không nhiều, nhưng với góc nhìn ấy, suy tư ấy đủ làm ta tin cậy và trân quý một nhà thơ trẻ giữa bao điều còn chống chếnh hôm nay. Với chữ nghĩa và tâm thế đó, thơ trẻ nhưng không vô tình, không thờ ơ trước cuộc đời, trước con người.

Thơ Trần Thị Hằng trẻ trung, được dệt từ tơ lòng, từ khoảnh khắc nhu mì dùng dằng của phái tính, từ tình thế của phức cảm: “Sưởi tình yêu bằng hương/ Không ấm được gió lùa khe cửa”, “Sương bám đầy trên mái/ Người về lợp lại chênh vênh”, “Nước tìm mây che mặt”… Không như những thi ảnh màu mè chống trôi của dòng thơ diệu vợi, cũng không phải là thứ thơ dễ cắt nghĩa, dễ thuyết minh theo lối cũ. Mới mà không sa vào hình thức, thơ Hằng thường hướng về bản thể. Hình ảnh người mẹ mang đến vẻ đẹp trong liên tưởng và nhiều suy tư cảm động: “Ngày sinh con/ Mẹ đã muốn những gì?/ Cánh đồng mẹ/ Giấc mơ con/ Đêm ngàn sao rơi rụng/… Sao mẹ lặng im?”. Trọng tình, tác giả nhớ về người bạn thơ đã trở thành mây trắng: “Người về nơi ấy/ Có còn mùa cúc trắng/ Ga cuối cùng/ Bạn vẫn ngồi đây/ Đợi nắng/ Nắng cafe nâu loang…”. Câu thơ đầy đặn, có cái gì rưng rưng trong nắng của mơ hồ sóng sánh. Quán cafe đã trở thành nhà ga của kỷ niệm, trở thành chứng nhân trong màu hương ký ức “nâu loang”.

Hướng về nỗi buồn, nỗi cô đơn, đi giữa miền sáng tối là những yếu tính của thơ hậu chiến. Có thể dễ dàng nhận ra đặc điểm ấy trong thơ nữ, thơ Hằng là một ví dụ: “Em xếp cánh hoa/ Gói lại thì thầm/ Sao hoa không nở?”, “Chỉ còn sự dại khờ/ Và mầm cây/ Đang lên gai nhọn/ Trong trái tim em”… Viết nhiều về tình yêu đôi lứa nhưng thơ Trần Thị Hằng không ngôn tình son phấn: “Yêu anh bằng mùa thu/ Bông cúc dầm mình”. Có lúc “Chỉ còn sự dại khờ/ Và mầm cây/ Đang lên gai nhọn/ Trong trái tim em”. Còn đây là bất chợt của xao xuyến: “Chưa bao giờ/ Em muốn rơi vào vòng tay lạ/ Thấy mùi nước mắt/ Bước chân chạy khỏi bóng mình”. Đó là những câu thơ được viết “Trong thế giới người đàn ông lạ mặt”. “Bước chân chạy khỏi bóng mình”, mấy khi gặp được một câu như thế trong thơ, mà lại là thơ trẻ.

Nhiều khi người thơ này như đi qua đám đông, chứng nhân của buồn vui lẫn lộn, đi qua những mắc mớ phồn tạp vốn có của đời sống, nơi “Tóc rối/ Lời rũ mặt hồ”, nơi “Lối hoa tràn lối cỏ”, nơi “Người đi qua” nhau, “Người đuối trên ao cạn”. Thôi “đừng đổ lỗi cho nhau”, một nét “Hạnh” ánh lên từ thơ, ánh lên từ giao lộ cuộc đời.

Cảm thức về thời gian trong thơ Trần Thị Hằng thường gắn liền với khát vọng về cái mới, về sự đổi thay. Bởi vì “Mọi thứ ở đây lâu quá/ Ấm trà đã lên men”, bởi vì “Những lời quanh co/ Những tiếng cười nhạt thếch”. Dẫu biết rằng “Phá đi/ Mà không mới nổi” luôn là thử thách lớn không chỉ đối với thơ, trên con đường thanh tân đi tới.

Viết ngắn thường đòi hỏi dồn nén ý tứ, thậm chí tối giản. Nếu không, vô tình bài thơ chỉ là lát cắt mỏng dễ trôi đi. Hơn nữa, “cấu trúc lỏng”, một đặc điểm của thơ trẻ hôm nay, nếu người viết không làm chủ, bài thơ dễ sa vào tứ tán, hoặc trở thành lý do của mơ hồ… Cũng nên tránh việc lặp lại hình ảnh, lặp lại ý thơ. Ví dụ: “Đừng cầm tay phải bỏng” (Lửa về cho em) – “Đừng chạm bàn tay nỗi buồn như lửa” (Nỗi buồn như lửa)…

Hay như trong “Lặng im” - bài thơ như ẩn ức của giấc mơ về những cơn lũ từ lòng tham, từ những nhát rìu vô cảm. Bóng ngày vẫn mong manh trước gió. “Sông vẫn lặng im” nên “Biển đầy nước mắt”:“Có những ngày như cây trước gió/ Ai người tham quả/ Quên phần chim muông”.

Trên hành trình thi ca, trong sáng tạo nếu không cô đơn, không lặng lẽ khó có thể đi xa. Tôi cố gắng đọc tập thơ này bằng một tâm thế khác với tuổi của mình, hy vọng cùng “nhặt mưa” với “đứa trẻ biết già”. Và sau cơn mưa ấy, có một nhà thơ trẻ đang đến từ ban mai…

Bài liên quan
  • Giới thiệu cuốn sách "Cuba -Việt Nam: Hai dân tộc, một lịch sử"
    Chiều 3-10, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức giới thiệu cuốn sách “Cuba - Việt Nam: Hai dân tộc, một lịch sử” của Tiến sĩ Ruvislei González Saez, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba - Việt Nam, Giám đốc Chương trình Quan hệ quốc tế tại Cuba.
(0) Bình luận
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương giáo viên tiêu biểu, học sinh giỏi năm 2024 - 2025
    Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên tiêu biểu và học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế năm học 2024 - 2025.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cùng “nhặt mưa” với “đứa trẻ biết già”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO