Tác giả - tác phẩm

Góc nhìn đa chiều về lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội

Yến Ly 23/09/2023 06:27

Từ buổi ban sơ dựng nước đến ngày nay, Thăng Long - Hà Nội mang trong mình bao trầm tích văn hóa, lịch sử. Góp thêm những góc nhìn đa chiều, cuốn sách “Lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội” (Nxb Hà Nội, 2023) giúp người đọc khám phá những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc của mảnh đất kinh kỳ.

Lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội do tác giả Trần Văn Mỹ chủ biên, tập hợp 111 bài viết của 45 tác giả hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội. Như nhan đề cuốn sách, nội dung của các bài viết tập trung vào các lễ vật trong hội làng Thăng Long xưa - Hà Nội ngày nay.

Với bố cục gọn gàng, cuốn sách dẫn người đọc đến với các lễ hội theo trình tự thời gian trong năm. Bắt đầu từ bài viết Lễ phẩm thờ thành hoàng làng của tác giả Đặng Thiêm, cũng là một cách đặt vấn đề, một dẫn luận cho cả cuốn sách… và cuốn sách được khép lại bằng bài viết Miếu Trung Hiền Kẻ Mơ của nhà nghiên cứu Vũ Tuân Sán.

Người đọc sẽ được “tham gia” hội làng Thăng Long - Hà Nội qua từng trang sách, từ các huyện ngoại thành như Mê Linh, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Sóc Sơn, Hoài Đức, Thạch Thất, Đan Phượng, Thanh Trì, Phú Xuyên, Thanh Oai, Đông Anh, Gia Lâm… đến Hoàng Mai, Đống Đa, Tây Hồ.

Điều thú vị là, phần lớn các lễ vật xuất hiện trong các hội làng đều là nông sản, đó là các loại xôi, bánh chưng, bánh dày, cơm nắm muối vừng, cốm, oản…; bên cạnh đó là các sản vật chăn nuôi như lợn, gà, trâu, bò hay là các phong tục rước lợn sống, trống gọi cỗ, đuổi lợn đêm, chạy lợn…; và các loại cây cối gần gũi với đời sống người dân như trầu cau, tre, mía… Qua các lễ vật trong hội làng bạn đọc có thể thấy được sự phong phú của sản vật tại các vùng đất, nền nông nghiệp lúa nước với lịch sử lâu đời...

Quá trình chuẩn bị lễ vật cũng như lễ vật hoàn thiện được dâng lên ban thờ trong hội làng cũng phản ánh sự tinh tế, khéo léo của người Thăng Long hào hoa và thanh lịch.

Xen trong từng câu chuyện kể về các lễ vật là những giai thoại gắn liền với tên tuổi của các vị Thành hoàng. Đó là các nhân vật có công với vùng đất sở tại, những danh nhân lịch sử hay những tên tuổi được tôn thờ chỉ có trong dã sử dân gian, và đôi khi lại là một hình tượng thần thánh trong ước vọng được bảo vệ bình yên của bà con nhân dân…

le-vat-trong-hoi-lang-thang-long-ha-noi.jpg
Cuốn sách "Lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội".

Trong cuốn sách này, các địa phương được đề cập tới chủ yếu thuộc vùng ngoại thành Hà Nội. Có thể đây là một sự cố ý, bởi như trong “Lời mở đầu” của cuốn sách, tác giả Trần Văn Mỹ có đề cập tới bộ sách Lễ hội Thăng Long - Hà Nội do PGS. Lê Trung Vũ khởi xướng năm 1998. Tới năm 2008, sách được bổ sung hội làng thuộc Hà Tây cũ, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và các xã của tỉnh Hòa Bình khi những vùng này sáp nhập Hà Nội. Và tới năm 2011, sách được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam in thành 3 tập với tên gọi Hội làng Thăng Long - Hà Nội.

Theo tác giả Trần Văn Mỹ, “252 lễ hội in trong bộ sách Hội làng Thăng Long - Hà Nội được các tác giả miêu tả tỉ mỉ từ sự tích vị thần, kiến trúc đình đền, đội hình rước, tế lễ đến các trò chơi trò diễn trong hội… Nhưng nếu đọc kỹ, bạn đọc thấy phần miêu tả lễ vật trong sách còn ít ỏi. Từ đó, một vấn đề được đặt ra là chúng ta sẽ phải làm một việc gì đó để bổ sung phần còn thiếu của những người đi trước…”.

Như chia sẻ của PGS.TS. Trần Thị An - Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội thì “Lễ vật, theo cách của các tác giả cuốn sách này, như là một cánh cửa để mở về quá khứ, nhìn vào lịch sử như một dòng sông khi êm đềm khi ghềnh thác, mang chở biết bao phù sa của các trầm tích văn hóa đang chảy vào hiện tại. Với tất cả ý nghĩa đó, bằng cuốn sách này, các hội viên của Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội đang tiếp bước các bậc tiền bối để tiếp tục mở thêm các cánh cửa giúp độc giả hậu thế thêm hiểu về bản sắc văn hóa mà cha ông đã dày công kiến tạo, thêm yêu và thêm tự hào về truyền thống văn hóa mà cha ông đã không ngừng tạo lập cho hôm nay và cho muôn đời sau”./.

Bài liên quan
  • "Va đập" văn hóa trong tập truyện "Tỏ giăng tỏ đèn"
    Đời sống và sự phát triển của nông thôn là câu chuyện chưa bao giờ cũ trong văn chương. Đó cũng là đề tài tập trung trong tập truyện ngắn “Tỏ giăng tỏ đèn” của nhà văn Trần Chiến. Sách do Nxb Trẻ ấn hành, vừa ra mắt độc giả vào tháng 6/2023.
(0) Bình luận
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Góc nhìn đa chiều về lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO