Chuồn chuồn tre Thạch Xá - món quà của tuổi thơ

NSHN| 17/07/2021 07:21

Từ vật liệu quen thuộc của làng quê Việt Nam là cây tre, qua bàn tay khéo léo của người thợ xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất) đã ra đời những con chuồn chuồn đủ màu sắc, kích thước, trở thành món đồ chơi dân dã được trẻ em thích thú không kém gì những món đồ chơi hiện đại hấp dẫn...

Chuồn chuồn tre Thạch Xá - món quà của tuổi thơ
Chị Khương Thị Minh (thôn Thạch, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất) say sưa làm chuồn chuồn tre.

Đặt con chuồn chuồn tre trên ngón tay, hướng dẫn cậu con trai điều khiển, chị Trần Thị Phương ở khu đô thị FLC (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm) chia sẻ, lần đầu nhìn thấy con chuồn chuồn tre màu sắc đẹp mắt, đậu được trên đầu ngón tay, chị đã bị thu hút và mua luôn một túi 5 con đủ màu làm đồ chơi cho con trai. Không ngờ, món quà nhỏ khiến cả nhà đều vui thích. Chị Phương bảo, chắc chắn những con chuồn chuồn tre là món quà tạo ấn tượng đẹp cho tuổi thơ của các con, không những thế, lại có giá rất phải chăng, 15.000-20.000 đồng/con...

Chúng tôi tìm về làng nghề để có cơ hội mục sở thị quy trình làm chuồn chuồn tre nổi tiếng xứ Đoài. Đường về xã Thạch Xá hôm nay đã khang trang hơn xưa nhưng dấu ấn của làng quê thì còn đậm nét với mái chùa Tây Phương cổ kính, những hàng rào đá ong vững chãi nhuốm màu thời gian...

Anh Khương Xuân Huệ - cán bộ văn hóa xã Thạch Xá cho biết, chuồn chuồn tre ở Thạch Xá được làm thủ công, rất "được lòng" trẻ nhỏ và khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài bởi có thể làm món đồ trang trí đẹp mắt trong gia đình hay có giá trị lưu niệm, mang chất mộc mạc của làng quê Việt Nam... Hiện nay, số hộ làm chuồn chuồn tre không lớn, song cũng tạo việc làm cho khoảng 100 lao động địa phương.

Theo chia sẻ từ anh Nguyễn Văn Tái, một trong những người đầu tiên làm thành công và mở rộng hình ảnh chuồn chuồn tre Thạch Xá ra thị trường quốc tế, để có con chuồn chuồn tre phải qua nhiều công đoạn: Cào tinh tre, phơi khô, cắt chia từng bộ phận cánh, thân, mỏ, vót thân uốn mỏ cong, lắp ghép cánh vào thân và cuối cùng là sơn vẽ. Khó nhất là khâu chắp cánh vào thân làm sao để con chuồn chuồn đậu lên cây vững vàng, cân đối. Lực đối xứng phải chuẩn, con chuồn chuồn đậu được mới đạt yêu cầu. Khâu nào cũng đòi hỏi người thợ phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, chính xác. Để có thể tạo ra sản phẩm đẹp, độc, lạ, những chú chuồn chuồn còn được quét sơn và vẽ họa tiết trang trí trên thân, cánh. Những họa tiết này đều do người thợ vẽ tay, lấy cảm hứng từ đời sống làng quê...

Chuồn chuồn tre Thạch Xá - món quà của tuổi thơ
Chuồn chuồn tre Thạch Xá (huyện Thạch Thất) là món đồ chơi được trẻ em yêu thích.

Thuần thục trong từng động tác ghép cánh vào thân chuồn chuồn, chị Khương Thị Minh - thợ thủ công ở thôn Thạch chia sẻ, người làm nghề trước hết phải đam mê, đo đạc cẩn thận, tính toán kỹ lưỡng mới cho ra được một sản phẩm đẹp và sinh động. Trung bình một ngày, mỗi người làm được 200 con chuồn chuồn tre. Nếu làm tốt, mỗi người có thể thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng. 

Trước khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hàng trăm ngàn con chuồn chuồn tre Thạch Xá đã đến với các em nhỏ ở các tỉnh, thành phố: Nha Trang, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh... Thậm chí, nhiều du khách nước ngoài mua được chuồn chuồn tre ở lễ hội đã tìm về tận làng nghề, đặt hàng với số lượng lớn để mang về nước. Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động dịch vụ du lịch giảm mạnh nên sức tiêu thụ cũng giảm theo. "Trước đây, tháng nào gia đình tôi cũng bán cả ngàn con chuồn chuồn tre đi các tỉnh phía Nam, đó là chưa kể lượng tiêu thụ tại địa phương. Nay giao thương gần như đình trệ. Tuy vậy, gia đình tôi không "chán nghề", vẫn làm hằng ngày và đóng túi cẩn thận, chờ ngày dịch vụ phát triển trở lại sẽ  đưa hàng đi các tỉnh", chị Minh bộc bạch.

Hơn bao giờ hết, giờ đây, những người thợ ở làng nghề Thạch Xá mong mỏi dịch Covid-19 sớm được đẩy lùi để những con chuồn chuồn tre của họ được "bay" đến muôn nơi.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Thầy giáo “không lương” tận tâm vì học sinh nghèo vùng đầm Sam
    Thầy giáo Trần Văn Hòa (xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) hơn 30 năm âm thầm trao truyền con chữ cho trẻ em nghèo và “xóa mù” cho nhiều người ở vùng đầm Sam.
  • Ngọn lửa đam mê khoa học của nữ giảng viên GenZ
    Trong thời đại Gen Z – thế hệ trẻ được biết đến với sự năng động, sáng tạo và không ngừng khẳng định mình – Nguyễn Thị Huyền Trang là một người trẻ minh chứng của trí tuệ, lòng đam mê và tinh thần cống hiến.
Đừng bỏ lỡ
Chuồn chuồn tre Thạch Xá - món quà của tuổi thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO