''Chúng tôi cùng tham gia phong trào đoàn kết với nhân dân Việt Nam!'' - Bengt Berg (Thụy Điển)

NHN| 04/09/2020 14:50

Lời tòa soạn: Đất nước Việt Nam nằm ở vị trí khác biệt trên bản đồ thế giới, nhưng trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, người dân Thụy Điển đã sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Nhà thơ Bengt Berg khi ấy đã từng đứng bên ngoài một cửa hiệu bán hàng thực phẩm Konsum, với chiếc ca trong tay, ông kêu gọi mọi người quyên góp ủng hộ Việt Nam. Báo Người Hà Nội xin được giới thiệu đến độc giả bài viết “Chúng tôi cùng tham gia phong trào đoàn kết với nhân dân Việt Nam” được nhà thơ Bengt Berg viết sau dịp ông đến Hà Nội năm 2019.

“Chúng tôi cùng tham gia phong trào đoàn kết với nhân dân Việt Nam!” - Bengt Berg (Thụy Điển)

''Chúng tôi cùng tham gia phong trào đoàn kết với nhân dân Việt Nam!'' - Bengt Berg (Thụy Điển)

Rất nhiều người Thụy Điển chúng tôi vẫn còn nhớ những nút bấm nhỏ: đỏ-xanh-vàng bao quanh bằng một vành trắng và bên trên có khẩu hiệu: “Cùng với phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam”. Ngày hôm nay, chiếc nút bấm ấy có giá trị như một vưu vật (vật tuyệt phẩm nhất trong muôn vật ở đời), nhưng khi đó nó chính là tín hiệu rằng, chúng tôi cùng tham gia vào phong trào đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Phong trào này khởi phát ở Thụy Điển từ giữa thập kỷ 60, phát triển thành cao trào vào giữa những năm 70 của thế kỷ trước và lan rộng mãi sau này.

Khi ấy, chúng tôi tập hợp trên các đường phố, quảng trường, lắc những chiếc ca để quyên góp và hát những bài ca ngợi con người anh hùng bên dãy Trường Sơn hùng vĩ. Đỉnh điểm đầy phấn chấn nhất là trước ngày 1 tháng 5 năm 1975, khi đó quân đội Hoa Kỳ đã thua trận, vĩnh viễn rút khỏi miền Nam Việt Nam. Tôi còn nhớ lúc đó chỉ có tivi đen trắng, khi Leo Rannaleet dùng một viên phấn khoanh lại báo hiệu thời tiết bán đảo Bắc Âu, và Victor Vinde đã tường thuật sinh động sự kiện thời đại đang diễn ra ở bán đảo Đông Dương mà tâm điểm là Việt Nam...

***

Tôi gọi điện cho Erik Eriksson, trước đây là phóng viên tờ báo Aftonbladet, người từng tường thuật diễn biến cuộc chiến tranh ác liệt từ Việt Nam cho đài truyền hình Thụy Điển và cả Bắc Mỹ. Tất nhiên có rất nhiều ký ức và trải nghiệm mà ông ta có thể truyền đạt lại, nhưng có một chi tiết đặc biệt tiết lộ khi chúng tôi nói chuyện. Ông kể, một sáng tháng 5 năm 1975 tại thành phố Hồ Chí Minh (tên cũ là Sài Gòn), khi quân Hoa Kỳ bại trận rút lui, Erik Eriksson ngồi trong khuôn viên khách sạn Continental và uống cà phê với một nhiếp ảnh gia người Thụy Điển, thì một cậu bé lẹt xẹt bước tới mời mua sách báo. Trong số đó có cuốn “Người Mỹ trầm lặng” nói về giai đoạn kết thúc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, phóng viên chiến tranh người Anh Fowler thủ vai chính (bộ phim dựa trên tiểu thuyết của Graham Greene năm 1995). Điều kỳ lạ là Erik Eriksson đã ngồi đúng chỗ trong khách sạn được viết trong tiểu thuyết của Greene, trong một cuộc chiến tranh thực dân khác. Erik Eriksson đã mua ngay cuốn sách này, nơi mà cách đây 30 năm nhà báo chiến tranh người Anh kia đã từng ngồi.

Mimmi Diệu Hường Bergstrom

giới thiệu và dịch từ tiếng Thụy Điển

(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
''Chúng tôi cùng tham gia phong trào đoàn kết với nhân dân Việt Nam!'' - Bengt Berg (Thụy Điển)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO