Chùa Triệu Khánh

Hanoimoicuoituan| 22/07/2022 09:24

Chùa Triệu Khánh (Triệu Khánh tự) tọa lạc trên một vùng đất cổ có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, thuộc địa bàn khu Thanh Lân (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, là nơi thờ Phật, đồng thời phối thờ Thành hoàng làng.

Chùa Triệu Khánh

Chùa Triệu Khánh có quy mô bề thế, được xây dựng trên một khu đất cao, mặt quay về hướng tây, bao gồm các công trình kiến trúc truyền thống như tam quan, chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu; xung quanh được bao bọc bởi nhiều cây xanh và các tháp cổ tạo nên vẻ u tịch, uy nghiêm. Phía trước chùa là một khoảng sân rộng. Chùa chính được kết cấu theo kiểu chữ “đinh”, gồm tiền đường và thượng điện. 

Tiền đường gồm 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Mái lợp ngói vẩy hến, chính giữa bờ nóc đắp nổi phù điêu mặt trời lửa. Mái được đỡ bằng 6 hàng chân cột gỗ đặt trên chân đá tảng được chạm kiểu thắt cổ bồng. Các vì kèo có kết cấu kiểu chồng rường. Nền nhà lát gạch Bát Tràng. Đặc biệt, họa tiết trang trí trên các bức cốn mê, con rường mang phong cách thời Lê với nghệ thuật chạm bong kênh, chạm lộng vô cùng phóng khoáng, tinh xảo, thể hiện các đề tài quen thuộc như rồng nhả ngọc, rồng leo, rồng nhả ngọc đáp cua, thạch sùng cắn đuôi nhau... Đây là nơi thờ Thánh tăng và hai vị Thị giả (bên phải), bên trái là ban thờ Đức Ông, thánh Mẫu và Thành hoàng làng.

Thượng điện gồm 5 gian chạy dọc, nối với gian giữa nhà tiền đường. Các họa tiết trang trí trên kiến trúc ở đây đơn giản hơn so với tiền đường. Tại góc bên phải của Thượng điện có đặt ban thờ tượng Hậu. Tòa điện Phật gồm hệ thống 6 lớp tượng Phật được bài trí đầy đủ theo quy định của đạo Phật. 

Trong chùa Triệu Khánh hiện còn bảo quản, lưu giữ hệ thống di vật có giá trị gồm: 30 pho tượng tròn phủ sơn son thếp vàng mang giá trị nghệ thuật thế kỷ XVIII - XIX; 3 pho tượng Phật bằng đồng; 5 bức cửa võng; bát hương sứ, cây đèn...

Đặc biệt, chùa Triệu Khánh cũng là nơi lưu giữ hệ thống di văn Hán Nôm có niên đại từ thời Lê với hơn 40 đơn vị tài liệu, gồm: 9 văn bia, trong đó tấm bia có niên đại sớm nhất là Cảnh Thịnh 11 (1750); 1 quả chuông niên đại Cảnh Thịnh 2 (1794); 1 khánh đồng Ngũ nhạc Triệu Khánh tự đúc năm Thiệu Trị thứ 2 (1842); 1 cây hương đá dựng năm Bảo Thái 4 (1723); 1 sắc phong, 1 thần phả, 11 bức hoành phi và 20 cặp câu đối... Với những giá trị văn hóa - lịch sử được lưu giữ, chùa Triệu Khánh đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991.

(0) Bình luận
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
  • Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
    Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế
    Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
  • Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
    Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Triệu Khánh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO