Văn hóa – Di sản

Chiêm ngưỡng 147 cổ vật quý hiếm từng được sử dụng trong cung đình lẫn dân gian

Nguyễn Ánh 24/06/2024 13:46

Hai khẩu súng thần công “Vũ công Tướng Quân” dưới thời Nguyễn được các ngư dân trục vớt ở vùng biển Thuận An (TP Huế) đang trưng bày tại triển lãm “Cổ vật hội tụ” ở Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).

z5564150937619_1a559383795e1b16fcc23ebfdf55e0bd.jpg
Khách tham quan chiêm ngưỡng "Cổ vật hội tụ".

Ngày 22/6, tại Điện Kiến Trung (Đại Nội Huế) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Cổ vật TP Hồ Chí Minh và một số nhà sưu tầm trong nước tổ chức triển lãm “Cổ vật hội tụ” và thu hút đông đảo du khách tham quan.

Triển lãm với sự tham gia của 29 nhà sưu tập cổ vật trong nước và giới thiệu đến công chúng 147 cổ vật, hiện vật chế tác dưới thời Nguyễn được sử dụng trong cung đình lẫn dân gian. Những cổ vật, hiện vật quý như bộ sưu tập “ Đồ sứ ký kiểu”, bộ sưu tập pháp lam, bộ sưu tầm Khánh vàng, sưu tập Đại Nam Long Bội tỉnh, hiện vật dĩa sứ “ Mai hạc”, các hiện vật nghiên mực, gác bút, hộp pháp lam, bình bạc, khay gỗ, ấn đồng…

Tại triển lãm “Cổ vật hội tụ” có một số tổ chức và cá nhân trao tặng hiện vật cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế như ông Lê Thanh Nghĩa trao tặng một quyển sách Thánh chế thi tứ tập quyển nhị, ông Nguyễn Hữu Hoàng trao tặng một hộp đựng sách thời Nguyễn, ông Trần Đình Nam (nhà sưu tầm cổ vật ở Hưng Yên) trao tặng một thẻ bài ngà và 2 Đại Nam long tinh. Đặc biệt, một nhóm ngư dân gồm ông Lê Văn Tường, ông Nguyễn Huấn và ông Nguyễn Hiệp trong lúc lặn ở vùng biển Thuận An (TP Huế) đã phát hiện 2 khẩu súng thần công và giao nộp cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Để ghi nhận những đóng góp các cá nhân và tổ chức trao tặng hiện vật, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã quyết định trao Giấy khen do có thành tích trong công tác bảo tồn di sản văn hoá.

Trong không gian cổ kính và lộng lẫy của Điện Kiến Trung (Đại nội Huế) không chỉ là dịp để các nhà sưu tập, các bảo tàng, các nhà nghiên cứu gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về công tác sưu tầm, bảo tồn, gìn giữ các cổ vật, hiện vật quý giá mà còn là dịp để quảng bá những giá trị văn hoá - nghệ thuật kiến trúc độc đáo thời Nguyễn tới du khách trong nước và quốc tế khi tới tham quan Hoàng Thành Huế.

z5564092645196_ba926c19d1e17c94e68f56cb0797c2a7.jpg
Một trong hai khẩu súng thần công được mệnh danh là "Vũ công Tướng quân' và là khẩu thứ 256 trong số 300 khẩu thần công được đúc thời Minh Mạng.
z5564092663325_e42e4a4888bbd540ef973e0ad7fd24c2.jpg
Bộ khay đựng mứt được trang trí hoa lá và chữ Thọ.
z5564092503627_b128ecf53ab22ef44e3067d26862f014.jpg
Chén đựng nước, Bình rượu... có niên đại thế kỷ XIX.
z5564092576225_ffdcaafce69004bf0c404e7a89de8682.jpg
Kim thành và tiền thưởng có niên đại cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
z5564092524175_5da53d85b1dee87f926d9161cc993291.jpg
Các đồ sứ được trưng bày tại triển lãm "Cổ vật hội tụ".

Được biết, Triển lãm “Cổ vật hội tụ” được tổ chức kéo dài đến 21/7/2024 để phục vụ người dân và du khách tham quan.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chiêm ngưỡng 147 cổ vật quý hiếm từng được sử dụng trong cung đình lẫn dân gian
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO