Cây nàng hai

Nguyễn Thị Bích Nhàn| 09/08/2019 08:21

Quê tôi, một xóm nhỏ ở miền Trung, khí hậu nắng ấm nên xung quanh có rất nhiều cây nàng hai. Nàng hai nhỏ nhắn, dễ mọc dễ sống, bất cứ nơi nào, từ khu vườn hoang quanh năm thiếu nước đến đống gạch vụn đổ nát hay cái hố sâu, cây đều dễ dàng xanh tốt.

Cây nàng hai
Quê tôi, một xóm nhỏ ở miền Trung, khí hậu nắng ấm nên xung quanh có rất nhiều cây nàng hai. Nàng hai nhỏ nhắn, dễ mọc dễ sống, bất cứ nơi nào, từ khu vườn hoang quanh năm thiếu nước đến đống gạch vụn đổ nát hay cái hố sâu, cây đều dễ dàng xanh tốt.

Cây nàng hai, dân gian thường gọi cây ngứa, còn có tên gọi khác là tầm ma là một cây thân thảo, thân thẳng đứng không phân nhánh, lá mọc đối nhau. Điều đặc biệt của nàng hai là tất cả các cơ quan của cây đều được bao phủ bởi một hệ thống lông tuyến, lớp lông này có chất độc, gây đau ngứa. Nói chung, người ta ghét, người ta sợ cây nàng hai, lí do hễ chạm vào nó là sẽ gây ra những vết đỏ, mẩn ngứa. Chính vì ngứa nên không ai muốn động tới, và người ta cũng bẵng quên vẻ dịu dàng xanh mướt, và những bông hoa li ti, trắng xinh của nó.

Còn nhớ, hồi nhỏ tôi được mẹ giao công việc đi hái rau về nấu cháo cho heo. Bê thúng đi tìm rau trai, rau càng cua, rau kẽm… thì lâu đầy lắm, tại trong xóm đâu phải chỉ mẹ tôi mới nuôi heo, đâu phải chỉ tôi mới đi kiếm rau heo. Mấy cái hàng rào và một hai cái vườn hoang nho nhỏ thì đâu đủ rau heo cho một “tiểu đội”. Có cách rồi, tôi lấy túi ni lông, bao hai bàn tay lại, chui vô vườn hoang sau nhà ông Năm cắt nàng hai. Đứa nào nhìn cũng hãi, con Lèo bảo cắt nàng hai về làm sao thái, rồi heo ăn nó ngứa mỏ thì sao… Mấy đứa cảnh báo dữ nhưng tôi vẫn hái ào, tại lúc mang thúng đi, mẹ đâu có dặn không hái nàng hai, với lại tôi thấy nó mềm èo, xanh mướt thì cũng là rau thôi mà, heo vẫn ăn được đấy thôi. Bụng nghĩ vậy nhưng tôi vẫn lo lo khi mang thúng rau về giao mẹ nhưng mẹ không la, ngược lại mẹ vui mừng bảo dám hái nàng hai là giỏi, nàng hai rất bổ dưỡng.

Mẹ bảo, chạm vào nàng hai thì da sẽ mẩn đỏ, ngứa ngáy nhưng nó chỉ là đau, ngứa thoáng qua, không để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Chất độc gây ngứa trên lá nàng hai chỉ là độc tố tức khắc nên khi đun sôi, nhiệt độ sẽ tiêu hủy tính độc đó. Rồi mẹ kể chuyện ngày xưa, thời Phú Yên bị hỏng đập Đồng Cam, nạn đói kéo dài, khi củ mài củ ráy trên núi không còn để ăn, người dân đã hái nàng hai luộc ăn như rau… Nàng hai cũng có các dưỡng chất như các loại rau xanh khác, đặc biệt là chất sắt. Điều đặc biệt hơn nữa là trừ hạt ra, còn lại, tất cả các bộ phận của cây nàng hai đều có thể làm thuốc chữa bệnh.

Khi biết về những công dụng của cây nàng hai, tôi cứ theo hỏi mẹ vì sao cây lại có tên nàng hai. Mẹ tôi hay kể chuyện cổ tích về các loài cây, con vật nhưng mẹ bảo không biết câu chuyện nào về cây nàng hai. Tôi đưa ra giả thuyết chắc tại loài cây này “hiếp đáp” người khác mới có tên gọi nàng hai, nàng hai cũng na ná như “đại ca” vậy. Mẹ bảo không phải, chắc vì cây rất khó gần nhưng lại có rất nhiều công dụng nên mới gọi nàng hai. Rồi mẹ nhìn qua chị tôi nói thêm, thế mới thấy “chị Hai” quan trọng thế nào. Làm lớn thì thường phải “ra oai nhưng làm lớn thì biết nhiều, giỏi nhiều cũng như cây nàng hai, chỉ ngứa thôi chứ không độc hại gì, lại có nhiều công năng trong điều trị bệnh đau. 

Hồi đó nghe mẹ dạy thì vâng dạ chứ không hiểu rốt ráo đâu. Nhưng giờ thì hiểu rồi cái lí lẽ của mẹ, đời này có nhiều thứ ngó vậy mà không phải vậy.
(0) Bình luận
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Một ngày với chùa Hương…
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Một ngày với chùa Hương… của tác giả Đào Ngọc Chung.
  • Sương chiều
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sương chiều của tác giả Nguyễn Linh Khiếu.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Duyên nợ mai vàng (Kỳ 2)
    "Chẳng có điều gì là không thể. Cơ bản là ta có thực sự muốn hay không!”. Nếu với ai đó thì đây quả là một hành động bộc phát điên rồ, nhưng tôi thì hoàn toàn nhận thức rõ điều mà tôi đang làm. “Cancel” tất cả những hợp đồng công việc mang đến nhiều lợi lộc cho tôi chỉ vì một bức ảnh trên màn hình máy tính vô tình đập vào mắt nhưng có sức hút với tôi rất mãnh liệt...
  • Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030
    Quy hoạch phát triển mới đến năm 2030 của Việt Nam sẽ có 221 Khu công nghiệp (KCN) quy hoạch mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 KCN điều chỉnh quy hoạch.
  • Chính thức khai hội Xuân Tam Chúc 2025 - Linh thiêng hội tụ
    Với chủ đề “Linh thiêng hội tụ”, lễ hội không chỉ là sự kiện tôn vinh giá trị tâm linh, mà còn là cơ hội để kết nối các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc...
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Hà Nội
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 07/02/2025 về việc Tổ chức phong trào thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội (17/3/1930 – 17/3/2025).
  • Du khách nô nức trẩy hội Lim, đắm chìm trong làn Quan họ
    Hội Lim năm nay diễn ra trong hai ngày 9-10/2 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
  • Lễ hội đền Và nối nhịp cầu giao lưu văn hóa nhân dân hai vùng bên bờ sông Hồng
    Chủ tịch UBND phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Thương cho biết, sáng 12/2 (Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội truyền thống di tích lịch sử Quốc gia đền Và xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức. Lễ hội là cầu nối giữa hiện tại – quá khứ - tương lai, giao lưu văn hóa giữa nhân dân 2 vùng Sơn Tây (Hà Nội) với Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).
  • Triển lãm “Di sản Hà Nội - Sapa" của giảng viên, sinh viên kiến trúc Thái Lan
    Triển lãm trưng bày giới thiệu 26 bức tranh được vẽ bằng chất liệu màu nước. Đây là những tác phẩm được lựa chọn từ hơn 100 tác phẩm của các giáo sư và sinh viên các trường kiến trúc trên khắp Thái Lan. Triễn lãm diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội đến hết ngày 31/3.
  • Tín ngưỡng thờ rắn ở làng Kim Bài và làng Đại Từ
    Truyền rằng ở làng Đại Từ (xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ) có một chàng trai nghèo rời làng đi đánh giậm kiếm ăn. Chàng đến làng Kim Bài và bén duyên với một cô gái làng Cát Động cùng xã cũng nghèo khổ như chàng. Hai bên làm nhà trên một bãi đất cạnh hồ lớn, sáng thường ra hồ đánh giậm kiếm cá tôm.
  • [Podcast] Phủ Tây Hồ - Điểm đến linh thiêng của Thủ đô hơn nghìn năm tuổi
    Đi lễ chùa đầu xuân năm mới là một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Ai ai cũng gửi gắm ước nguyện bình an, may mắn, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào và an khang thịnh vượng cho bản thân cũng như gia đình trong năm mới, hơn nữa đây cũng là nét đẹp của người Việt khi hướng về tổ tiên cũng như các bậc thánh hiền. Và Phủ Tây Hồ (Hà Nội) là một trong địa danh được người dân Thủ đô, du khách tìm đến dâng lễ, cầu bình an dịp đầu xuân năm mới, nhất là Tết cổ truyền của dân tộc.
  • Làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới
    Vào lúc 19h30 ngày 14/2/2025, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới.
  • Khai hội đình Tây Đằng: Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ di sản
    Vào ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội truyền thống đình Tây Đằng, một di tích quốc gia đặc biệt, chính thức khai hội, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân địa phương và du khách thập phương. Đây là dịp không chỉ để tưởng nhớ lịch sử, văn hóa của địa phương mà còn thể hiện sự tiếp nối và gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc.
  • Thủ đô đẩy mạnh sinh hoạt chuyên đề Hà Nội trong kỷ nguyên mới
    Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành công văn định hướng sinh hoạt chính trị tháng 2/2025 về tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Trong đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị các đơn vị tập trung triển khai, hướng dẫn tổ chức cơ sở đảng sinh hoạt chuyên đề về “Hà Nội trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
  • Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ góp phần quảng bá di sản
    Từ ngày 29/3 đến 7/4/2025 (tức từ mùng 1-10/3 âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương trong tỉnh Phú Thọ.
Cây nàng hai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO