Câu chuyện về một chiếc cột đồng hồ ở Hà Nội

nhipsonghanoi| 14/10/2020 08:13

Nơi cột đồng hồ đứng bây giờ không còn nhìn thấy bờ đê cũ, cũng như những bè gỗ, bè nứa phủ kín mặt sông, mà là một nút giao thông lập thể và một cây cầu sắt mang tên Chương Dương - một chứng nhân lịch sử trong quá trình đổi mới đi lên của đất nước, một phần lịch sử của Thủ đô.

Dấu xưa

Trước năm 1983 ở phía đông phố cổ Hà Nội, nơi giao điểm của các tuyến phố Trần Nhật Duật, Lương Ngọc Quyến, Hàng Muối, Hàng Chĩnh, Nguyễn Hữu Huân có một đảo tròn để điều tiết giao thông. Trên đảo tròn đó có một cây cột đồng hồ.

Câu chuyện về một chiếc cột đồng hồ ở Hà Nội

Được biết, trước khi khánh thành cầu Long Biên, Đốc lý Pretre Charles (giữ chức vụ từ ngày 1-8-1901 đến 21-11-1901) cho dựng chiếc đồng hồ công cộng ngoài trời đầu tiên này. Ngày ấy, đồng hồ là vật dụng hiếm quý nên Hà Nội chỉ có dăm cái công cộng để báo giờ cho dân.

Cây cột được đúc bằng gang mang từ Pháp sang, được trang trí hoa văn, họa tiết rất tinh tế, trên đỉnh lắp một đồng hồ hai mặt hình tròn, một mặt quay hướng Bắc, một mặt quay hướng Nam. Người dân quen gọi là “cột đồng hồ”. Địa danh “cột đồng hồ”, dù không chính thức ghi trong bản đồ nhưng nguời Hà Nội nào cũng biết.

Từ cột đồng hồ này có thể dễ dàng đi vào các phố cổ: Mã Mây, Hàng Giầy, Hàng Buồm, Hàng Mắm, Hàng Bạc... để đến các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, ra hồ Hoàn Kiếm… Hoặc từ cột đồng hồ đi chếch phía bờ sông Hồng là bến tàu thủy neo đậu. Thời ấy khu vực này chưa có đê nên việc đi lại từ khu vực trung tâm phố cổ qua cột đồng hồ đến bến tàu thủy rất thuận tiện. Ngay kề bên cái cột đồng hồ về phía phố Hàng Tre bây giờ có trụ sở công ty của "ông vua đường sông Bắc Kỳ" Bạch Thái Bưởi. Vì thế, cái đồng hồ đặt ở đây chính là để phục vụ cho những khách lên bến xuống thuyền xem giờ cho khỏi lỡ chuyến.

Từ sau vụ lụt năm 1925-1926, chính quyền khi đó mới đắp con đê chạy dọc sông và mở những cửa khẩu đi ra ngoài các bến bãi. Kể từ đó, do giao thông không thuận tiện nên quanh cột đồng hồ không còn sầm uất nữa, dần trở nên hoang vắng.

Năm 1983, khi Hà Nội được phép xây một cây cầu treo tại đây để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông qua sông Hồng thì khu vực này được rào kín lại để nhường chỗ cho công trường xây dựng và từ đó, không còn ai còn nhớ đến cây cột đồng hồ nữa.

Trở lại

Khi khánh thành cầu Chương Dương năm 1985, do lượng xe lưu thông chưa nhiều nên đường lên xuống cầu từ phía Hà Nội chỉ có hai chiếc “râu” hẹp chạy men theo đê sông Hồng từ hai phía thượng lưu và hạ lưu. Tuy nhiên, đến năm 2000, khi kinh tế phát triển, tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra ở khu vực đầu cầu (trục đường Trần Quang Khải). Bộ Giao thông - Vận tải và UBND thành phố Hà Nội quyết định cải tạo lại nút giao thông Nam Chương Dương.

Câu chuyện về một chiếc cột đồng hồ ở Hà Nội
Nút giao Nam Chương Dương.

Để tạo cảnh quan kiến trúc cho nút giao thông này, theo kế hoạch sẽ bố trí một bức phù điêu gốm về Thăng Long - Hà Nội và dự kiến bố trí tượng phù điêu “đầu rồng” ngay trên vòng xuyến tại điểm tiếp cận với đầu cầu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà hạng mục phù điêu “đầu rồng” không thể thực hiện được.

Theo ông Tạ Đình Bảy, nguyên Giám đốc Công ty Cầu 12 (Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1), thời kỳ xây dựng cầu Chương Dương 1983-1986, Giám đốc Công ty Cầu 12 khi đó là ông Hà Đình Cẩn đã cho tháo dỡ cột đồng hồ và mang về bảo quản nguyên vẹn tại trụ sở Công ty ở Cổ Bi (Gia Lâm). Năm 2001, khi biết không thể thực hiện được việc đặt biểu tượng “đầu rồng”, Công ty Cầu 12 - đơn vị chủ lực xây dựng nút giao thông Nam Chương Dương đã đề xuất lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải xin được dựng lại cây cột đồng hồ ở khu vực ban đầu.

Được chấp thuận, Công ty Cầu 12 đã dựng lại cây cột đồng hồ ngày xưa tại vị trí giao nhau giữa cầu và nút giao thông. Việc đặt lại cột đồng hồ về chốn cũ đã thể hiện tấm lòng của những người thợ cầu của ngành Giao thông Vận tải Việt Nam với Thủ đô thân yêu khi đó đang hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Câu chuyện về một chiếc cột đồng hồ ở Hà Nội
Câu chuyện về một chiếc cột đồng hồ ở Hà Nội

Khi dựng lại cột và lắp đồng hồ, nhiều người dân đã đến tận nơi để ngắm nghía, sờ tận tay cây cột xưa, tưởng đã vĩnh viễn đi vào quên lãng. Nhiều người xúc động khi nhìn thấy cây cột vốn đã một thời gắn bó với người Hà Nội được trả về nguyên trạng.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Câu chuyện về một chiếc cột đồng hồ ở Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO