Kiến trúc - Quy hoạch

Cần cơ chế đặc thù trong định hướng quy hoạch Thủ đô hiện đại và tiện ích

T. Trang 30/09/2023 08:38

Việc phát triển nhà ở và quy hoạch không gian sống, phát triển đô thị là nội dung được nhiều chuyên gia cho ý kiến, nêu quan điểm tại Hội thảo định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, ngày 29/9.

ha-noi.jpeg
Chuyên gia chia sẻ: Hà Nội cần điều chỉnh chức năng sử dụng đất theo quy hoạch nhằm tái cấu trúc, tái khai thác giá trị, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng mở rộng dự án khu đô thị hiện đại.

Thông qua việc đánh giá bức tranh hiện trạng, thực trạng Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là so sánh với các thủ đô, thành phố trên thế giới; xác định được những điểm nghẽn làm hạn chế sự phát triển của Thủ đô trong giai đoạn trước.

Đồng thời, từ chuyên môn cùng kinh nghiệm làm việc với các chuyên gia quốc tế, trải nghiệm nhiều thủ đô, thành phố trên thế giới, các chuyên gia, nhà khoa học gợi ý các ví dụ điển hình của các nơi trên thế giới mà Hà Nội có thể học hỏi để đạt được mục tiêu như trong Nghị quyết 15 của Bộ chính trị.

Góp ý cho định hướng quy hoạch Thủ đô, TS. Chu Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Luật Hà Nội và TS. Đỗ Xuân Trọng - Phó trưởng Bộ môn Luật Đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội, đề xuất: Hà Nội nên có cơ chế, chính sách đặc thù với quan điểm, định hướng “đô thị xanh”, “đô thị hiện đại”; “đô thị tiện ích”.

Nhóm tác giả đề xuất ý tưởng theo hướng loại bỏ nhà thấp tầng (nhà riêng lẻ của khu dân sự, nhà liền kề, phân lô, bán nền) trong khu lõi của Thủ đô và xây dựng hệ thống nhà tầng hiện đại. Điều này vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân tại Thủ đô Hà Nội ngày càng gia tăng và mở rộng được hệ thống hạ tầng cây xanh, công viên, quảng trường...; nâng cấp được hệ thống công trình công cộng. Tuy nhiên, cũng lưu ý định hướng này sẽ không áp dụng cho khu vực xác định là khu vực nội đô lịch sử với những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử như: Nhà cổ, biệt thự cũ và công trình kiến trúc khác có ý nghĩa.

Trong quy hoạch sử dụng đất, cần điều chỉnh chức năng sử dụng đất theo quy hoạch chi tiết trong khu vực nội đô lịch sử để tái cấu trúc, tái khai thác giá trị, bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị ở khu vực nội đô lịch sử; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ở theo hướng mở rộng các dự án khu đô thị hiện đại.

Cũng liên quan đến phát triển mô hình nông nghiệp trong thành phố, nhóm chuyên gia từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận định: Với việc quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, cần tích hợp, lồng ghép hoạt động nông nghiệp vào từng không gian ô phố, không gian công trình hay không gian cộng đồng bằng các mô hình vườn nông nghiệp đô thị dạng thủy canh, hữu cơ và kết hợp truyền thống, dạng tòa nhà, trang trại, nông trại, công viên... đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới.

Nhóm chuyên gia đề cập tới mô hình không gian cao tầng chuyên canh, đây là những tòa nhà được tổ chức như một trang trại trong đô thị, nông nghiệp đô thị thẳng đứng sử dụng công nghệ xây dựng hiện đại kết hợp công nghệ nông nghiệp tiên tiến tổ chức không gian sản xuất theo kiểu xếp lớp, chồng lên nhau, khai thác hiệu quả hệ số sử dụng đất, tránh khỏi các điều kiện thời tiết bất lợi, được quản lý sâu bệnh, kết hợp với các hệ thống nước tái chế...

Theo GS.TS Lê Quân, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: Thủ đô đang tồn tại hai hình thái phát triển đô thị chủ yếu là thấp tầng ở khu vực nội đô và hỗn hợp cao tầng - thấp tầng tại khu vực nội đô mở rộng.

Trong đó, hình thái phát triển đan xen đã đáp ứng phần lớn nhu cầu ở của người dân, nhưng cũng tạo nên thách thức trong phát triển, cung cấp dịch vụ ở các khu vực này, đặc biệt về giao thông, không gian công cộng, công viên, vườn hoa.

Với các khu vực dân cư hiện hữu thấp tầng của Hà Nội phần lớn là các làng xóm trước đây, ông Quân cho rằng quá trình đô thị hóa cùng các chính sách đã tạo nên một thị trường bất động sản có mức độ giao dịch cao, thúc đẩy các hoạt động xây dựng tự do.

Tuy nhiên, đây lại là khu vực khó kiểm soát và thiếu những chính sách kiểm soát phát triển, thực hiện cải tạo chỉnh trang thiếu hiệu quả, cũng như sự đồng bộ giữa các chính sách về đất đai, xây dựng, giao thông...

Để làm được việc này, chuyên gia nhấn mạnh Hà Nội cần điều chỉnh chức năng sử dụng đất theo quy hoạch nhằm tái cấu trúc, tái khai thác giá trị, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng mở rộng dự án khu đô thị hiện đại.

Ngoài ra, để người dân cải thiện, nâng cấp nhà ở, đặc biệt là người nghèo và thu nhập thấp trong đô thị, các chuyên gia của Đại học Luật Hà Nội cho rằng thành phố phải có chiến lược nhà ở đặc thù khi quy hoạch.

Trong đó, bên cạnh phát triển nhà ở theo mô hình căn hộ chung cư tại các quận trung tâm, mô hình nhà ở thương mại cần đa dạng để thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư như biệt thự, nhà vườn tại các đô thị vệ tinh, huyện ngoại thành…

Bài liên quan
  • Gợi mở, làm rõ các vấn đề trong quy hoạch Thủ đô
    Sáng ngày 29/9, tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã diễn ra hội thảo “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” với sự tham gia của hơn 350 đại biểu bao gồm lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các Bộ ngành, lãnh đạo Thành phố Hà Nội, lãnh đạo các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội cùng đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học uy tín thuộc các lĩnh vực nghiên cứu.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Cần cơ chế đặc thù trong định hướng quy hoạch Thủ đô hiện đại và tiện ích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO