Y tế - Giáo dục

Các trường học ở Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão số 3

Nguyễn Lâm (T/h) 15:34 08/09/2024

Sau cơn bão số 3 quét qua Hà Nội đêm qua, sáng nay các trường học trên địa bàn đã khẩn trương bắt tay vào dọn dẹp, khắc phục hậu quả để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường vào sáng mai (9/9).

giangvo2.jpg
Cán bộ, nhân viên, giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội) dọn dẹp trước khu vực trường.

Tại Phòng GD&ĐT quận Ba Đình, đến 10h sáng nay (8/9) qua rà soát thống kê nhanh cho thấy, có 36 cây đổ trong trường học; 2 cổng, trụ cổng trường đổ, 1 nhà xe bị hỏng, 4 mái tôn bị tốc, nhiều camera bị ảnh hưởng… tại 65 cơ sở giáo dục (Mầm non, Tiểu học, THCS, TH - THCS&THPT) trên địa bàn quận.

Tại Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình), sáng 8/9 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường khuôn viên nhà trường. Đồng thời, phối hợp cơ quan chức năng thu dọn cành, cây gãy đổ trên phố Trần Huy Liệu.

Tương tự tại Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình), cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường cũng tích cực, chủ động dọn dẹp sau cơn bão số 3 để đảm bảo an toàn đón học sinh đi học trở lại.

Tại trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình), cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã tích cực tham gia dọn dẹp vệ sinh sân trường, thu gom rác thải, cành cây gãy đổ. Các lớp học bị ảnh hưởng cũng được nhanh chóng sửa chữa.

d1-4495.jpg
Thu dọn cây gãy, đổ và vệ sinh sân trường THCS Ba Đình.

Tại Trường Trung học cơ sở Nam Phương Tiến A (huyện Chương Mỹ) - ngôi trường nằm tại “rốn lũ” của thành phố thường xuyên bị ngập lụt, toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên đã tới trường vừa dọn dẹp, xử lý cây xanh gãy đổ, đồng thời triển khai phương án ứng phó nếu trời tiếp tục mưa to và gây ra úng ngập.

Tương tự, tại các trường học khác trên địa bàn huyện Chương Mỹ như Trung học cơ sở Nam Phương Tiến B; Trung học cơ sở Tân Tiến… cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng khẩn trương vệ sinh trường học, rà soát và chủ động khắc phục hậu quả cơn bão để ngày mai học sinh đến trường học an toàn.

thcs-nghia-tan.jpg
Thu dọn cành cây bị gãy tại khu vực Trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy).

Tại Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội), cơn bão đã làm đổ tường bao phía sau, nhiều cây xanh lâu năm trong khuôn viên nhà trường cũng bị bật gốc, đổ ngổn ngang. Trong khi chờ lực lượng chức năng hỗ trợ, nhà trường và các phụ huynh đã ngay lập tức phối hợp cưa, chặt các cành nhỏ, quét dọn toàn bộ khuôn viên trong trường, rà soát các trang thiết bị để công tác dạy và học được triển khai ngay từ ngày mai (9/9).

Nhiều trường học trên địa bàn huyện Đông Anh cũng bước đầu ghi nhận những thiệt hại về tài sản, trong đó chủ yếu là cây đổ, tốc mái tôn nhà để xe, như: Trường Trung học cơ sở Xuân Nộn, Trung học cơ sở Mai Lâm, Trung học cơ sở Vĩnh Ngọc. Tuy nhiên, theo thống kê ban đầu, chưa có trường nào bị thiệt hại về trang thiết bị.

Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phát đi văn bản hỏa tốc, yêu cầu các trường học theo dõi sát sao các bản tin dự báo về siêu bão Yagi, chủ động di dời tài sản, máy móc, sách vở đến nơi an toàn; sẵn sàng các kế hoạch triển khai phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ"; thường xuyên cập nhật thông tin, tổng hợp thiệt hại và lên phương án xử lý khắc phục, báo cáo về Sở GD&ĐT.

Ngay sau mưa bão, các đơn vị sớm khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh trường lớp để chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới./.

Bài liên quan
  • Hà Nội: Những lớp học thành nơi tránh trú bão
    Tính tới 14h chiều 07/9, nhiều điểm trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã trở thành nơi tránh, trú an toàn trước bão số 3 cho người dân các khu chung cư cũ trên địa bàn. Tại đây người dân được quan tâm chu đáo và nhiệt tình.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Chính sách vượt trội đưa Hà Nội trở thành trung tâm của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao
    Một trong những chính sách mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) được nhiều chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao, đó là Luật Thủ đô đã có các chính sách mới, ưu tiên và đặc thù về phát triển giáo dục và đào tạo, từ đó đưa Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Tạo cơ hội - giá trị - tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô
    Năm 2024 đánh dấu hành trình 70 năm phát triển Thủ đô kể từ ngày giải phóng. Bên cạnh những thành tựu thì những thời cơ và thách thức cũng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố. Để tạo cơ hội mới, giá trị mới, tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô, thời gian qua, thành phố đã tập trung cho một trong những nhiệm vụ quan trong là lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kỳ vọng phác họa rõ nét diện mạo Thủ đô trái tim của cả nước trong tương lai gần và 20 năm tiếp theo. Một quy hoạch chiến lược, hoạch định sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong tương lai đã được xây dựng chứa đựng đủ đầy tình yêu, tâm huyết và khát vọng của đất và người Hà Nội hôm nay.
  • Ra mắt sản phẩm Bamboo Pro thân thiện với làn da nhạy cảm của bé
    Công ty Tre Việt chính thức ra mắt dòng sản phẩm bỉm Bamboo Pro. Sản phẩm được chế tạo từ sợi tre kháng khuẩn tự nhiên, thân thiện với làn da nhạy cảm của bé.
  • Sách của nữ nhà văn Han Kang vừa đoạt giải Nobel "cháy hàng"
    Theo Hãng tin Yonhap, các nhà điều hành hiệu sách cho biết kể từ ngày 10/10 đến chiều 13/10, họ đã bán khoảng 530.000 bản sách của tác giả Han Kang.
Đừng bỏ lỡ
  • Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
    UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Ba Vì miền mây thẳm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ba Vì miền mây thẳm của tác giả Nguyễn Việt Chiến nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Các trường học ở Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão số 3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO