Y tế - Giáo dục

Sở GD & ĐT Hà Nội ban hành văn bản hỏa tốc về phòng chống cơn bão số 3 trong các trường học

Phan Anh 06/09/2024 08:41

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc gửi các phòng giáo dục và đào tạo, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục trực thuộc về việc phòng chống cơn bão số 3.

z5780598410227_d5dac061054d6f96990403d2ba474a37.jpg
Hà Nội hỏa tốc phòng chống cơn bão số 3 trong trường học (ảnh minh hoạ)

Công văn nêu rõ: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vị trí tâm bão số 3 (Yagi) đang ở trên vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89 - 102km/h), giật cấp 12.

Hồi 7 giờ ngày 5/9/2024, tâm bão tại vị trí 19,0 độ vĩ Bắc, 115,8 độ kinh Đông, cách Đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 520 km về phía Đông với cường độ cấp 15, giật cấp 17 (tăng 7 cấp so với thời điểm vào Biển Đông). Dự báo: Bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10-15km/h, tiếp tục mạnh lên đạt cường độ mạnh nhất cấp 16, giật trên cấp 17 trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc); rủi ro thiên tai cấp độ 4 với phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông trong các ngày 5-7/9/2024.

Khoảng chiều tối ngày 7/9/2024 bão đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ (tử Quảng Ninh đến Ninh Bình); mưa từ đêm 6/9/2024 đến sáng 9/9/2024, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng phổ biến từ 1000-300mm, có nơi trên 500mm.

Thực hiện Công điện số 1170/CĐ-BGDĐT ngày 4/9/2024 của Bộ GD&ĐT; Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 04/9/2024 của UBND Thành phố về việc chủ động ứng phó bão số 3, để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả với bão số 3 và các ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xảy ra trong thời gian tới, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Giám đốc các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Hiệu trưởng các trường trực thuộc Sở tập trung triển khai thực hiện 5 nội dung.

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Thường xuyên theo dõi chặt chẽ các tin cảnh báo, dự báo và diễn biến thời tiết, thiên tai để chủ động phòng, tránh, ứng phó và khắc phụ hậu quả thiên tai, sự cố.

Căn cứ tình hình thời tiết, thiên tai chủ động rà soát sẵn sàng các kế hoạch, triển khai các phương án ứng phó thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ" phù hợp với điều kiện nhà trường.

Rà soát hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà trường nếu phát hiện những cây lâu năm có nguy cơ gẫy, đổ thì phải báo cáo để xử lý kịp thời, trường hợp chưa thực hiện ngay được thì phải có cảnh báo nguy hiểm và liên hệ ngay với cơ quan chuyên môn để được xử lí trong thời gian sớm nhất.

Đồng thời, có phương án và kịp thời di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở đến nơi an toàn đảm bảo không hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.

Chủ động vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi có thiên tai, sự cố xảy ra. Dọn dẹp vệ sinh trường lớp ngay sau mưa bão đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng chống dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới.

Đặc biệt, thường xuyên cập nhật thông tin, tổng hợp thiệt hại và lên phương án xử lý khắc phục, đồng thời báo cáo về Sở GD&ĐT./.

Công văn hoả tốc phòng chống cơn bão số 3 trong trường học xem tại đây./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
  • Phòng Giáo dục Huyện Mê Linh: Nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mê Linh đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa và ấn tượng, thu hút sự tham gia của hàng nghìn giáo viên, học sinh và nhân viên làm công tác giáo dục trên địa bàn huyện. Những hoạt động này không chỉ là dịp để tri ân các thế hệ nhà giáo mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nghề nghiệp trong ngành giáo dục Mê Linh.
  • [Video] Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): 40 năm xây dựng và phát triển
    Trường THPT Sóc Sơn chính thức được thành lập từ năm học (1984 – 1985) theo quyết định ngày 03/01/1985 của UBND Thành phố Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Giáo dục huyện Sóc Sơn. Từ những ngày đầu thành lập, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
  • Đại học Huế kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
    Đại học Huế tôn vinh, tri ân và động viên khen thưởng những tập thể cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp trồng người nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Người giáo viên 30 năm cần mẫn “đưa đò” sang sông
    Gần ba thập kỷ gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cô Đỗ Thị Minh Hường, giáo viên khối 1, Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Đống Đa, Hà Nội) đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong ngành. Cô Hường luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua; thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống của đoàn viên Công đoàn và giáo viên trong trường.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Công thức tạo nên lợi nhuận vượt trội so với thị trường của nhà thấp tầng Vinhomes
    Sau giai đoạn duy trì ở mức thấp, mặt bằng lãi suất 2025 ra sao vẫn là một ẩn số do phụ thuộc vào nhiều yếu tố của kinh tế vĩ mô, khiến kênh tiết kiệm đang mất dần sức hút. Trong bối cảnh đó, nhà thấp tầng Vinhomes với công thức sinh lời “độc quyền” được xem là cửa sáng khi mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận kép tối thiểu 16% giá/năm - chắc chắn và an toàn vượt trội so với gửi tiết kiệm.
Đừng bỏ lỡ
Sở GD & ĐT Hà Nội ban hành văn bản hỏa tốc về phòng chống cơn bão số 3 trong các trường học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO