Y tế - Giáo dục

Hà Nội: Những lớp học thành nơi tránh trú bão

Sơn Dương 07/09/2024 17:21

Tính tới 14h chiều 07/9, nhiều điểm trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã trở thành nơi tránh, trú an toàn trước bão số 3 cho người dân các khu chung cư cũ trên địa bàn. Tại đây người dân được quan tâm chu đáo và nhiệt tình.

z5806550711123_678e8d51babf23b7ad779fc6b8c1635f.jpg
Các thầy, cô giáo tại các điểm trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hỗ trợ người dân đến tránh bão số 3.

Sáng 07/9, tại điểm đón dân tại Trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội), các thầy cô giáo đã chuẩn bị 25 phòng học, 4 nhà vệ sinh nhằm hỗ trợ cho các hộ dân tránh trú bão số 3 tại trường. Những tình cảm giúp nhau lúc khó khăn, hoạn nạn ai nấy đều xúc động.

z5806550690848_0651bb6196eb7810be22be9f1dbfdc9e.jpg
z5806550727026_934c68b294c6d53e4c43386d5ef50b40.jpg
Các điểm trường học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đều hỗ trợ người dân đến tránh, trú bão số 3.

Còn tại Trường Tiểu học Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm), tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã tập trung chuẩn bị, dọn dẹp phòng học, đón người dân từ các khu chung cư cũ trên địa bàn phường đến tránh trú cơn bão số 3.

Trên địa bàn phường Chương Dương, lãnh đạo Phường cùng các đơn vị liên quan đã vận động đưa 59 người đi tránh bão, trong đó 2 người (1 cao tuổi trên 90 và 1 bị liệt ) đưa đến trung tâm y tế quận , 57 người còn lại sơ tán tại trường tiểu học Chương Dương.

z5806738115743_578ec90bd73884ec13f2b73bf1705876.jpg
Để chuẩn bị cho người dân tránh trú bão được an toàn, thoải mái, các trường học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã chuẩn bị rất chu đáo.

Cô Đỗ Thị Hồng Nhung - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương cho biết, nhà trường đã chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất. Các phòng học làm nơi tránh trú đều có quạt, điều hòa, tivi, Internet, chăn gối đầy đủ để người dân yên tâm chống bão. Bếp ăn nhà trường cũng sẵn sàng để phục vụ bà con khi có nhu cầu. Đến chiều tối cùng ngày, một số hộ dân thuộc diện di dời đã chủ động đến trường để tránh trú.

z5806550736811_ea377499911ced938f885e12e63f1f21.jpg
z5806738764059_5e4d4f218d7118f810daed3ef06b51bf.jpg
z5806738755122_e6843b3615e86c5c9776a0f04152f58c.jpg
z5806739027728_d30e7d106d9b1cd0401714f1eea16f24.jpg
z5806739041917_7da52fee54946a6290c2ed20cdea2fea.jpg
Người dân đến tránh, trú bão số 3 tại các điểm trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bà Thanh (84 tuổi, người dân sống trên địa bàn phường Phúc Tân) chia sẻ: "Được chính quyền quan tâm, bố trí chỗ tạm lánh bão, người dân rất cảm kích. Mong cho cơn bão sớm qua để cuộc sống trở lại bình thường".

Trước đó, thực hiện theo Công văn hỏa tốc của Sở GD&ĐT Hà Nội và Văn bản chỉ đạo về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 của UBND quận Hoàn Kiếm, Phòng GD&ĐT Hoàn Kiếm đã có công văn đề nghị Hiệu trưởng các trường học, chủ các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm tập trung thực hiện các nội dung sau:

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3; tổ chức ứng trực 24/24 giờ; triển khai phương án phòng, chống bão, mưa lớn, ngập lụt và thông tin kịp thời, đầy đủ đến giáo viên, phụ huynh và học sinh để chủ động các biện pháp phòng tránh. Giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra; đồng thời khẩn trương khắc phục thiệt hại, dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp ngay sau bão tan, bảo đảm an toàn, phòng tránh dịch bệnh trong trường học.

2. Học sinh các trường học trên địa bàn quận nghỉ học (bao gồm học chính khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa) từ ngày 07/9/2024 (thứ Bảy) đến khi bão tan để phòng tránh cơn bão số 3 và bảo đảm an toàn cho học sinh.

3. Các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, phương án và báo cáo Phòng GD&ĐT, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN phường, bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và công trình trường học. Di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, tài liệu, sách vở... đến nơi không có nguy cơ ngập úng để tránh hư hại, hỏng hóc, mất mát; hạn chế tối đa thiệt hại do bão, nhất là tại các cơ sở giáo dục có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lún sập.

Trước đó, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đã thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai Tìm kiếm cứu nạn để vận động, hỗ trợ người dân từ các khu chung cư cũ di chuyển đến nơi tránh trú trước khi cơn bão đổ bộ.

Từ chiều 6/9, Lãnh đạo Quận ủy, HĐND, UBND quận Hoàn Kiếm đã đi kiểm tra phương án di dời các hộ dân đang sinh sống tại các khu chung cư cũ trên địa bàn phường Chương Dương, Phúc Tân, và các khu chung cư cũ trên địa bàn quận.

Đại diện lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đề nghị các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, chuẩn bị sẵn sàng tốt nhất điều kiện để chủ động triển khai công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”. Các đơn vị tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 3 để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các tổ chức và nhân dân trên địa bàn để chủ động phòng tránh bão; tuyên truyền vận động di dân khỏi các khu chung cư, nhà xuống cấp, nhà tạm, các vùng trũng, thấp; bố trí cụ thể, chi tiết tại nơi tạm lánh theo phương án đã lập.../.

Bài liên quan
  • “Yêu thương gửi trao” tại điểm trường xã biên giới Thanh Lòa
    Trong không khí rộn ràng của mùa tựu trường năm học 2024-2025, Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện Lan Trắng đã tổ chức chương trình thiện nguyện tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học sơ sở Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Rất nhiều món quà của các nhà tài trợ gửi gắm những tình cảm yêu thương đã được đại diện CLB trao tặng học sinh và giáo viên nhà trường. Hơn thế nữa, mùa tựu trường năm nay còn là một dấu mốc ý nghĩa khi Quỹ “Purify Your Life” chính thức ra mắt, góp phần nối dài và
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Hà Nội: Những lớp học thành nơi tránh trú bão
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO