Ca sĩ Duy Mạnh suýt bị tấn công trên sân khấu

Vietnamnet| 21/10/2017 21:55

Một nguồn tin cho biết nam ca sĩ quê gốc Hải Phòng suýt bị tấn công khi đang hát trên sân khấu của một quán bar ở Quảng Trị.

Khuya ngày 19/9, một tài khoản Facebook được cho là bạn của Duy Mạnh chia sẻ chuyện nam ca sĩ suýt bị đánh trong một quán bar.

Cụ thể tối qua, Duy Mạnh có nhận lời mời biểu diễn tại một bar ở thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Trong lúc đang hát, một khán giả ở đây bất ngờ lao lên sân khấu định tấn công anh. Rất may mắn nam ca sĩ đã tránh kịp nhưng vẫn ‘đứng hình’ một lúc vì sự việc quá đột ngột.
Ca sĩ Duy Mạnh suýt bị tấn công trên sân khấu - ảnh 1Nam thanh niên lập tức bị nhân viên an ninh đưa ra khỏi khu vực biểu diễn.
Ngay sau đó các nhân viên bảo vệ đã nhanh chóng đưa thanh niên nói trên ra ngoài. Duy Mạnh cũng lấy lại bình tĩnh và hoàn thành nốt phần trình diễn của mình. 
Hát xong, Duy Mạnh ra về và gặp thanh niên suýt đánh mình. Vị khán giả quá khích này không cho biết vì sao xông lên sân khấu định tấn công Duy Mạnh nhưng đã khóc và liên tục xin lỗi nam ca sĩ.
Nhìn thấy nam thanh niên mặt sưng to, xây xát thì Duy Mạnh can thiệp cho rằng người này vì say xỉn nên khó kiểm soát bản thân. Anh nhờ một người bạn thân cho nam thanh niên này 2 triệu đồng tiền thuốc. Sau đó, Duy Mạnh cũng không quên cảm ơn các nhân viên bảo vệ quán bar đã xử lý nhanh gọn kịp thời, không để ảnh hưởng hay gián đoạn buổi diễn của mình.
Ca sĩ Duy Mạnh suýt bị tấn công trên sân khấu - ảnh 2Ca sĩ Duy Mạnh
PV đã liên hệ với quản lý của ca sĩ Duy Mạnh để xác nhận thông tin. Người này cho biết vụ việc đã xảy ra đúng như thông tin được chia sẻ trên mạng. Duy Mạnh cho nam thanh niên kia 2 triệu đồng để chữa vết thương trên mặt và mắt. Theo quản lý của Duy Mạnh thì những chuyện như vậy rất bình thường, Duy Mạnh cũng đã gặp nhiều lần khi đi diễn.

Sau khi thông tin về vụ việc được chia sẻ, rất nhiều khán giả khen ngợi cách hành xử của Duy Mạnh.
(0) Bình luận
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ca sĩ Duy Mạnh suýt bị tấn công trên sân khấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO