Lý luận - phê bình

Báo chí với trẻ em

Nhà văn Lê Phương Liên 18/06/2023 06:18

Từ cách đây gần 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà báo lỗi lạc có tầm nhìn xa trông rộng đã có sự quan tâm đặc biệt tới báo chí cho trẻ em.

bao-danh-cho-thieu-nhi-hien-nay.jpg

Nhà báo Phạm Thành Long, nguyên Tổng Biên tập Báo Thiếu niên tiền phong đã kể: “Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung ương họp bàn chuẩn bị cho việc trở về Thủ đô Hà Nội. Tại cuộc họp này, Bác Hồ đã mời đồng chí Nguyễn Lam, Bí thư Trung ương Đoàn tới làm việc. Bác chỉ thị: Miền Bắc sẽ được giải phóng. Vì vậy, Đoàn thanh niên cần phải khẩn trương chuẩn bị ra một tờ báo riêng cho các cháu thiếu niên, nhi đồng… Chấp hành chỉ thị của Bác, đồng chí Nguyễn Lam giao nhiệm vụ cho báo Tiền phong và Ban thiếu nhi Trung ương Đoàn thực hiện. Ngày 1/6/1954, tại xóm Dõn, xã Thanh La (nay là xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Báo Tiền phong thiếu nhi (sau này là Báo Thiếu niên tiền phong, nay là Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng) số đầu tiên ra đời”.

Cùng với đoàn quân “Bộ đội Cụ Hồ” trở về Thủ đô Hà Nội, tờ Báo Thiếu niên tiền phong đã đến với thiếu nhi Hà Nội từ mùa thu năm 1954. Trong thời thơ ấu của tôi, cùng với sách Kim Đồng, Báo Thiếu niên tiền phong là người bạn thân thiết của học trò. Tờ báo đem đến cho chúng tôi chuyện kể về những người bạn làm được những việc tốt như: cứu bạn nhỏ đuối nước, nhận được của rơi đem trả lại cho người bị mất, giúp chú thương binh bị hỏng mắt đi qua đường… Những tấm gương vượt khó học giỏi như anh Nguyễn Ngọc Ký – “người viết bằng chân” đã thôi thúc lớp học trò chúng tôi hăng say học tập trở thành những học sinh giỏi toàn diện. Cũng nhờ Báo Thiếu niên tiền phong, chúng tôi được đọc những bài thơ đầu tiên của nhà thơ Trần Đăng Khoa khi ông mới 6 - 7 tuổi…

tap-chi-hoa-hoc-tro.jpg

Báo Thiếu niên tiền phong còn có những bài giới thiệu sách Kim Đồng để cho bạn đọc nhỏ tuổi biết được những cuốn sách hay mới ra đời. Tôi còn nhớ năm 1971, bài báo giới thiệu cuốn “Những tia nắng đầu tiên” (tác phẩm đầu tiên của tôi) do nhà văn Phong Thu viết đăng trên Báo Thiếu niên tiền phong đã đem lại cho tác giả và bạn đọc một niềm vui lan tỏa rất lớn. Báo Thiếu niên tiền phong và Nxb Kim Đồng đã tạo ra một phong trào văn học cho trẻ em và phát triển rầm rộ, thu hút nhiều cây bút viết cho thiếu nhi mọi lứa tuổi tham gia. Thời đó các tờ báo cho người lớn như Văn nghệ, Nhân dân, Hà Nội mới, Quân đội nhân dân, Lao động, Người Hà Nội… đều thường xuyên có tin bài về văn học thiếu nhi (1/6). Từ khi đất nước thống nhất, báo chí cho thiếu nhi phát triển mạnh ở phía Nam, xuất hiện thêm những tờ Khăn quàng đỏ, Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, Mực tím, Áo trắng… thu hút nhiều độc giả bao gồm những cây bút chuyên viết cho trẻ em cả nước tham gia viết bài. Khi Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em ra đời lại có thêm Tạp chí Vì trẻ thơ rồi Báo Gia đình và xã hội thường xuyên đưa những tin bài về quyền trẻ em và bảo vệ chăm sóc trẻ em.

Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, văn học cho trẻ em có bước chuyển lớn lao. Các tác giả viết cho trẻ em đã có những sáng tạo mới, mở rộng các chủ đề sáng tác… Trong nghệ thuật thể hiện, các nhà văn đã diễn đạt phù hợp tâm lý trẻ em thời hiện đại: bớt đi những bài học khiên cưỡng áp đặt với trẻ nhỏ, chú trọng tới tình cảm tinh tế đời thường trong gia đình ở nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn đổi mới, báo chí đã dành sự quan tâm đến văn học thiếu nhi với nhiều góc độ khác nhau: lên tiếng phê phán các ấn phẩm chạy theo thị hiếu dễ dãi thiếu tính giáo dục cho trẻ em; phản ánh tình trạng xâm hại trẻ em, vi phạm quyền trẻ em, phản ánh đời sống khó khăn của trẻ em vùng sâu vùng xa…

Tuy vậy, điều đáng tiếc là nhiều tờ báo, tạp chí dành cho trẻ em đã từng xuất hiện rực rỡ rồi lại “biến mất” trong sự tiếc nuối của biết bao bạn đọc như: Tạp chí Ngựa Gióng (Hội Văn nghệ Hà Nội) nay không còn ai biết, Tạp chí Văn nghệ thiếu nhi sau đổi thành Tuổi xanh (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đã biến mất, Tạp chí Hoa học trò (từ Báo Thiếu niên tiền phong) một thời tưng bừng nay cũng không còn nữa, Tạp chí Vì trẻ thơ đã kết thúc sự nghiệp cùng Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam… Nhắc lại như vậy để thấy rằng làm báo cho trẻ em không phải là việc dễ dàng.

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, một số tờ báo, tạp chí điện tử chuyển tải nhiều thông tin về văn học cho trẻ em đã hoạt động rất có hiệu quả trên không gian internet như: Zing (Hội Xuất bản Việt Nam), vanvn.vn (Hội Nhà văn Việt Nam)… Hay như Thể thao & Văn hóa không chỉ có tin bài phong phú về các cuốn sách hay mới xuất bản, hoặc được giải thưởng cao, giới thiệu các tác giả văn học thiếu nhi được vào sách giáo khoa, các tác giả nổi tiếng vừa qua đời… mà hằng năm báo còn tổ chức Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn trao cho các sáng tác – trình diễn nghệ thuật xuất sắc “vì” thiếu nhi hoặc “của” thiếu nhi. Có lẽ đây là hoạt động tích cực nhất của một tờ báo đối với phong trào sáng tác cho trẻ em hiện nay.

Tuy nhiên nhìn ở góc độ khác, những tờ báo, tạp chí có đóng góp lớn cho văn hóa đọc này có độc giả đa phần là người lớn, còn trẻ em liệu có biết và đọc các tờ báo này hay không? Hiện nay truyện tranh đang là món ăn tinh thần rất được trẻ em ưa thích, nhưng đã có tờ báo nào chuyên về truyện tranh cho trẻ em hay chưa? Nếu có một tờ báo như vậy, tôi tin chắc rằng đó sẽ là một không gian bổ ích tạo điều kiện tốt nhất để các tài năng truyện tranh Việt Nam xuất hiện, tạo ra sức phát triển mạnh mẽ cho nền truyện tranh Việt Nam trong thế kỷ mới.

Có thể nói báo chí chính là vườn ươm tài năng cho các tác giả trẻ; là món ăn tinh thần cho các bạn đọc thiếu niên nhi đồng; là nơi phản ánh đời sống phong phú, đa dạng, nhiều chiều của trẻ em hiện nay. Nếu tất cả các kênh báo chí đều dành nội dung thích đáng cho đề tài trẻ em thì chắc chắn sự quan tâm của toàn xã hội với trẻ em – tương lai của đất nước sẽ thay đổi. Nếu chúng ta có được nhiều tờ báo dành riêng cho trẻ em, với nội dung lành mạnh nhân văn và nghệ thuật độc đáo thú vị, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, góp phần bồi đắp tâm hồn trẻ em thì thế hệ mới sẽ phát triển tốt đẹp xứng đáng với niềm tin yêu hi vọng của các thế hệ cha ông./.

Bài liên quan
  • Nhà báo Vương Tâm trên những nẻo đường xa
    Nhà báo kiêm nhà thơ Vương Tâm, nguyên Trưởng ban báo Hànộimới Cuối tuần, là người con của xứ Đoài mây trắng. Ông được sinh ra trong hơi thở của vùng đất đá ong nồng ấm, và lớn lên cùng với tiếng đàn bầu của ông nội, tại làng Hương Ngải, Thạch Thất, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Bốn mươi năm làm báo và theo đuổi sự nghiệp văn chương của ông đã để lại những dấu ấn thật khó quên.
(0) Bình luận
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Báo chí với trẻ em
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO