Lý luận - phê bình

15 năm đồng hành với Nghị quyết 23 - NQ/TW

Bùi Việt Mỹ 06:11 06/06/2023

Nghị quyết 23 NQ/TW (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật (VHNT) trong thời kỳ mới được Trung ương ban hành năm 2008 - thời điểm chạm đích Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Giới văn nghệ sĩ Thủ đô thuộc 9 hội chuyên ngành và Báo Người Hà Nội (nay là Tạp chí Người Hà Nội) - cơ quan ngôn luận của Hội VHNT Hà Nội nhận thức rõ vị thế, trách nhiệm hết sức lớn lao của mình trước yêu cầu đổi mới văn hóa đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh… từ đó vai trò của văn nghệ s

Từ truyền thống đến hiện tại

Nghị quyết 23 NQ/TW đến với Báo Người Hà Nội cũng đúng vào dịp báo tiến đến 25 năm ngày ra số đầu tiên. Chặng đường của báo cũng chính là chặng đường cùng với lao động sáng tạo và cống hiến của văn nghệ sĩ Thủ đô trong dòng chảy VHNT nước nhà. Bao nhiêu năm đồng hành cùng lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô cũng là bấy nhiêu năm Người Hà Nội giữ vững tôn chỉ mục đích, làm phương tiện cầu nối thông tin 2 chiều: Trung ương - Thành phố - Hội - hội viên và dành phần dung lượng khá lớn để truyền tải sản phẩm VHNT của văn nghệ sĩ tới công chúng. Qua thời gian, các thế hệ cán bộ, phóng viên nối tiếp đóng góp trí tuệ và công sức của những văn nghệ sĩ với tờ báo từ thời kỳ đầu như: Tô Hoài, Bằng Việt, Tô Hà, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Kim Đáng, Hương Trâm, Như Mạo, Chử Văn Long, Thẩm Đức Tụ, Vũ Tiến, Đỗ Dũng, Nguyễn Trọng Tân, Bế Kiến Quốc, Vũ Xuân Hoát… xác lập sắc thái riêng của tờ báo văn nghệ Hà Nội.

ra-mat-tap-chi-dien-tu-nhn.jpg
Lễ ra mắt Tạp chí điện tử Người Hà Nội (tháng 10/ 2022).

Còn nhớ thời điểm ấy, tờ tuần báo thật đẹp đẽ, trang trọng, mở rộng dần từ 12 trang lên thành 24 trang. Cùng với đó, Báo Người Hà Nội chuyển sang vận hành theo cơ chế tự hạch toán. Khó khăn về kinh phí kéo dài ở những năm đầu, lớp cán bộ mới dần tăng cường ý thức tự chủ trong mọi việc, mọi quy trình. Năng lực sáng tạo cá nhân vượt lên và tờ báo thể hiện sự bứt phá quan trọng, thành nếp cho đến hôm nay.
Trên 15 năm với các nhiệm kỳ, Ban chấp hành Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội luôn luôn chú trọng vấn đề đổi mới quản lý điều hành, không ngừng đưa tổ chức công tác Hội đi vào trật tự mới, tạo thế chủ động để Người Hà Nội phát huy tiềm năng tổ chức xã hội hóa, theo sát tầm vóc công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, đời sống, con người mới của Thủ đô trong thời đại công nghệ và hội nhập, tránh tình trạng chậm lại từ chính mình.

Tuy vậy, ngoài tác động của cơ quan Nhà nước trong quản lý chỉ đạo hệ thống các cơ quan báo chí thì phần ảnh hưởng của cơ quan chủ quản về tôn chỉ mục đích, về việc sử dụng lượng bài vở từ hội viên là cơ bản. Vì thế, hạn chế của mặt bằng hoạt động VHNT theo nhận định của NQ 23-NQ/TW, tờ báo cũng không nằm ngoài phạm vi ấy.

Học tập, hiểu rõ nội dung, yêu cầu của Nghị quyết, đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập viên tờ báo quyết tâm tạo bước chuyển mới trên cơ sở nắm bắt ngay sự kiện Thành phố huy động mọi nguồn lực cho 1000 năm Thăng Long và mở cuộc vận động sáng tác Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Với yêu cầu quảng bá hoạt động của các cấp, ngành và từ yêu cầu truyền tải một số lượng lớn các tác phẩm nhiều loại của giới văn nghệ sĩ trong nước cũng như từ nước ngoài gửi về, cơ quan báo, ngoài tờ tuần báo, được phép ra thêm các phụ trương Người Hà Nội cuối tuần, trang tin điện tử chuyển tải nhanh www.nguoihanoi.com.vn và chuyên đề hằng tháng là tờ Nghệ thuật mới 36 trang khổ lớn; cải tiến các chuyên mục, dành thêm dung lượng cho sáng tác theo chiều sâu, đa dạng hóa cách phổ biến và tiếp cận bạn đọc, bắt nhịp với hướng cảm thụ của đời sống mới.

tap-chi-nguoi-ha-noi.jpg

Để mở rộng ảnh hưởng của báo cũng như phát hiện những tài năng mới, Báo thường xuyên tổ chức các cuộc thi với các thể loại ký, phóng sự, truyện ngắn và thơ, hướng chủ đề tuyên truyền định hướng phát triển văn hóa, giáo dục, công nghệ góp phần tiếp tục xây dựng con người mới, người Hà Nội thanh lịch, văn minh theo Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Hà Nội.

Để đáp ứng việc duy trì và phát triển tờ báo, dưới sự chỉ đạo của BCH Hội Liên hiệp, Người Hà Nội thực hiện hướng xã hội hóa, chung tay cùng với nhiều tổ chức kinh tế, xã hội tạo các dự án, chương trình quảng bá thông tin và hỗ trợ xã hội gắn liền với tiêu chí hoạt động nghiệp vụ để mang lại thêm lợi ích về tinh thần cũng như về kinh tế hoạt động của báo. Theo đó các chương trình đến với các khu vực dân cư bị bão lũ, các trường học vùng sâu vùng xa, các trẻ em bị tật nguyền hay tới tận nơi hải đảo xa xôi… đã được thực hiện, tạo dư luận hai chiều rất tốt.

Những đóng góp về tác phẩm dưới dạng nghiên cứu văn hóa truyền thống, lý luận phê bình văn hóa văn nghệ, tác phẩm mỹ thuật, ảnh nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu điện ảnh… của nhiều tác giả Thủ đô và cả nước với Báo Người Hà Nội đã cùng góp phần làm nên diện mạo mới của VHNT Thủ đô. Riêng đối với Báo, qua học tập, lao động nghiệp vụ, đã hình thành một đội ngũ cán bộ trẻ với phẩm chất, đạo đức người làm báo, đủ sức kế thừa và gánh vác trọng trách phát triển tờ tạp chí ở trình độ mới.

Nhìn lại và đổi mới

Thực hiện chủ trương quy hoạch báo chí toàn quốc của Ban tuyên giáo Trung ương và quyết định của Bộ Thông tin Truyền thông, từ năm 2021 Báo Người Hà Nội hợp nhất với Tạp chí Tản Viên Sơn và chuyển thành Tạp chí Người Hà Nội. Đây là bước ngoặt rất lớn đối với tờ báo truyền thống của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội. Đây cũng là dịp để một lần nữa chúng ta ghi nhận và nhìn lại một quá trình lao động tổ chức tờ báo văn nghệ Thủ đô trên cơ sở yêu cầu nội dung của Nghị quyết 23-NQ/TW.

Về mặt nội dung, khi tổ chức thực hiện một tổ hợp báo Người Hà Nội như nói ở trên, phần nào không tránh khỏi việc sử dụng tin bài có sự chồng chéo về tôn chỉ mục đích với một loạt tờ báo của thành phố. Chính vì vậy, khi chuyển đổi thành tạp chí để gia tăng bề dày và chiều sâu của loại hình sáng tác, nghiên cứu, phản biện và dự báo là thực sự hợp lý, phát huy tính chuyên nghiệp của hoạt động VHNT.

Phát huy vai trò là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội tiếp tục nỗ lực lan tỏa những đứa con tinh thần của văn nghệ sĩ Thủ đô đi vào đời sống xã hội. Đó là những tác phẩm thơ, truyện; tác phẩm hội họa, điêu khắc; những tiết mục múa, vở diễn; các bức ảnh, bộ phim, đồ án kiến trúc và cả những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Không chỉ đăng tải những sáng tác, những bài nghiên cứu chuyên sâu về VHNT, Tạp chí Người Hà Nội còn là nơi văn nghệ sĩ được bày tỏ ý kiến, cất tiếng nói phản biện thẳng thắn, quyết liệt trước các vấn đề thời sự của đời sống xã hội.

Để có thể đủ sức chuyên chở và lan tỏa mạnh mẽ như vậy, Người Hà Nội luôn tích cực đổi mới các chuyên trang, chuyên mục, hình thức thể hiện vừa phù hợp với sáng tạo của văn nghệ sĩ vừa đáp ứng nhu cầu thiết thực của độc giả, công chúng. Và, bên cạnh kênh phát hành chính là ấn phẩm báo/ tạp chí in, Người Hà Nội còn đầu tư, phát triển kênh phát hành có độ phủ rộng lớn – trang điện tử: nguoihanoi.com.vn; cũng như nỗ lực tổ chức các sự kiện: triển lãm, tọa đàm, chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật đặc sắc… để các tác phẩm sáng tạo của văn nghệ sĩ đến được gần hơn với công chúng.

Cùng các hội chuyên ngành và Hội Liên hiệp bước vào chặng đường mới, Tạp chí Người Hà Nội tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong việc góp sức mình vào việc thúc đẩy phong trào sáng tạo của văn nghệ sĩ Thủ đô bằng nhiều sáng kiến hay, cách làm thiết thực hiệu quả. Tuy nhiên, một số khó khăn trong hành trình đồng hành với Nghị quyết là không tránh khỏi khi mà những cơ chế, chính sách đặc thù và thiết thực xứng đáng cho vị thế tờ tạp chí văn nghệ duy nhất của Thủ đô vẫn chỉ là kỳ vọng.

Nhìn lại hành trình đồng hành với Nghị quyết 23-NQ/TW có thể thấy rõ những nỗ lực của tập thể, cán bộ phóng viên của Người Hà Nội. Những nội dung tư tưởng, đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết cũng là điểm tựa để báo chí văn nghệ nói chung, Người Hà Nội nói riêng nỗ lực chuyển tải những sáng tạo VHNT phục vụ công chúng trong thời đại mới./.

Tạp chí Người Hà Nội tiền thân là tập sáng tác Hà Nội của Hội Văn nghệ Hà Nội (nay là Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội), được thành lập theo Quyết định số 1322/TCCQ ngày 8/5/1985 của UBND Thành phố Hà Nội. Tên tờ báo do nhà văn Tô Hoài - Tổng biên tập đầu tiên của báo đặt với những gửi gắm: "Cái chất thanh lịch, cái "phông" văn hóa của người Hà Nội chính là cốt lõi làm nên ưu thế của đất kinh kỳ, không đâu sánh nổi. Văn nghệ Hà Nội có sang trọng, nổi đình đám được, thì cũng phải nhờ ở cái chất người, cái tầm vóc trí tuệ, phẩm cách con người ở nơi "đất lề, quê thói" nghìn đời này!"

Sau nhà văn Tô Hoài - vị "thuyền trưởng" uyên bác, giản dị và hết lòng với công việc, Người Hà Nội tiếp tục được dẫn dắt bởinhững người lãnh đạo là văn nghệ sĩ, nhà báo tên tuổi như: nhà thơ Bằng Việt, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà báo Nguyễn Anh Biên, nhà báo Hồ Xuân Sơn. Ở giai đoạn đầu thành lập đội ngũ cán bộ phóng viên của báo hầu hết là các văn nghệ sĩ. Báo cũng tụ hội được nhiều cộng tác viên là các văn nghệ sĩ nổi tiếng (nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Nguyễn Đình Thi, nhà thơ Tế Hanh, nhà thơ Vũ Cao, GS.Trần Quốc Vượng, họa sĩ Nguyễn Sáng, họa sĩ Bùi Xuân Phái...).

Bài liên quan
  • Hội An: Tổ chức chuỗi sự kiện tôn vinh văn hóa bản địa và nghề thủ công truyền thống
    Nhằm giới thiệu nét văn hóa bản địa đặc trưng, các giá trị mang tính trao truyền của nghề thủ công truyền thống và tôn vinh những sáng tạo của người thợ thủ công, từ ngày 12/5 đến hết ngày 19/5/2023, Hội An tổ chức chuỗi các sự kiện Trại sáng tác “Không gian sáng tạo”, “Nét hoa Nghề lần thứ II” và Phiên chợ “Khởi nghiệp - Tiêu dùng xanh” với nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn.
(0) Bình luận
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
15 năm đồng hành với Nghị quyết 23 - NQ/TW
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO