Đời sống văn hóa

Lễ hội chùa Duệ Tú – tái hiện “hội trận” lịch sử sau 70 năm

Phương Anh 27/04/2023 06:56

Ngày 26/4 ( tức ngày 7/3 Âm lịch), lễ hội truyền thống chùa Duệ Tú (Quảng Khai thiền tự, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) được tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức to lớn của thiền sư Lê Nghĩa, hiệu là Giác Hoàng Đại Điên.

thiet-ke-chua-co-ten-9-.jpg
thiet-ke-chua-co-ten-10-.jpg
Các vị đại biểu cùng các vị hòa thượng, chư Tăng, cư sĩ tới tham dự Lễ hội

Đến dự Lễ hội có bà Nguyễn Thị Thanh – Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam quận Cầu Giấy, bà Ngô Ngọc Phương – Trưởng Ban Dân vận Quận ủy, Hòa thượng Thích Thanh Điện - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Đại đức Thích Chân Tín - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó trụ trì chùa Duệ Tú; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan quận Cầu Giấy, phường Quan Hoa, chư Tăng, cư sĩ Ủy viên Hội đồng Trị sự, đông đảo Phật tử Hà Nội, Lào Cai, Ninh Bình.

thiet-ke-chua-co-ten-11-.jpg
Lễ hội truyền thống chùa Duệ Tú năm 2023 được tổ chức với quy mô lớn hơn mọi năm

Chùa Duệ Tú tên hiệu Hán tự là Quảng Khai thiền tự. Theo khảo cứu các giai đoạn lịch sử, chùa Duệ Tú có từ thời Lý – đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Chùa nguyên là ngôi nhà của thiền sư Đại Điên, sau khi tu hành, được sự đồng ý của cha mẹ, ngôi nhà này được cải gia vi tự thành chùa Duệ Tú như ngày nay.

Lễ hội truyền thống chùa Duệ Tú được tổ chức trang nghiêm trong 2 ngày (6-7/3 âm lịch) với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương. Năm Quý Mão 2023, Lễ hội được tổ chức có quy mô lớn hơn mọi năm. Sau 3 năm tạm dừng bởi dịch Covid-19, Lễ hội năm nay trở lại đặc biệt bởi có sự kết hợp cả chùa Láng (thờ thiền sư Từ Đạo Hạch) và chùa Duệ (thờ thiền sư Đại Điên), hai đội rước kiệu sẽ gặp nhau tái hiện cuộc “hội trận”, nghi thức được phục dựng trở lại sau 70 năm.

thiet-ke-chua-co-ten-23-.jpg
thiet-ke-chua-co-ten-24-.jpg
Công tác chuẩn bị đã được bà con nhân dân, đội hậu cần phối hợp thực hiện từ trước 1 tháng để Lễ hội được diễn ra một cách tốt đẹp nhất

Đối với công tác chuẩn bị Lễ hội, Đại đức Thích Chân Tín – Phó Trụ trì chùa Duệ Tú chia sẻ: “Các thầy cùng bà con phật tử trong tinh thần phấn khởi, chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội từ trước 1 tháng. Để lên kế hoạch, chùa cùng các bên chính quyền địa phương quận Cầu giấy, phường Quan Hoa và dân làng họp bàn cụ thể để phân công công việc, từ thanh bông hoa quả tới trái cây, trang trí hoa,… sao cho có sự trang nghiêm, tố hảo và đẹp đẽ cho thập phương bá tánh được chiêm ngưỡng”.

thiet-ke-chua-co-ten-12-.jpg
Đại đức Thích Chân Tín phát biểu tại Lễ hội
thiet-ke-chua-co-ten-13-.jpg
thiet-ke-chua-co-ten-14-.jpg
Tiết mục văn nghệ chào mừng đặc sắc, được dân làng tập dượt công phu và tâm huyết

Chính hội ngày 7/3 mở đầu với phần khai hội và những tiết mục văn nghệ chào mừng đặc sắc, được bà con trong làng chuẩn bị, dàn dựng công phu. Đặc biệt là tiết mục trống hội thôn Tiền chào mừng Lễ hội với những nhịp trống hào sảng và hùng tráng, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân.

thiet-ke-chua-co-ten-15-.jpg
Màn trống hội trong không khí hào hùng, nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo người dân
thiet-ke-chua-co-ten-16-.jpg
Hòa thượng Thích Thanh Điện – Trụ trì chùa Duệ Tú trao tặng hoa cho đoàn trống hội

Tiếp theo chương trình là phần rước kiệu. Với sự tích Đức Thánh diệt ác, trừ gian trên sông Tô Lịch, đoàn rước sẽ tái diễn lại trận “đấu thần”. Đây là chương trình rước kiệu lần đầu tiên được tổ chức tại chùa Duệ Tú, phần quan trọng và linh thiêng nhất của lễ hội truyền thống năm nay.

thiet-ke-chua-co-ten-17-.jpg
Nghi thức niêm hương bạch Phật bái Tổ
thiet-ke-chua-co-ten-18-.jpg
Cung thỉnh Tôn tượng Thánh Tổ an vị Long Kiệu trước khi tiến hành nghi lễ rước kiệu

Sau 70 năm, từ năm 1953 đến 2023 kiệu thánh Tổ Duệ Tú cùng đoàn rước lễ Hội Thánh, tương phùng hội ngộ cùng Kiệu Thánh Tổ chùa Láng trong không khí đại hòa hợp, đại đoàn kết của nhân dân Phật tử bên dòng sông Tô Lịch gắn liền với kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

thiet-ke-chua-co-ten-19-.jpg
Rất nhiều người dân đợi đi theo đoàn rước vì muốn ghi lại thời khắc thiêng liêng sau 70 năm
thiet-ke-chua-co-ten-20-.jpg
Kiệu Giác Hoàng Đại Điên vào vị trí đợi tới giờ xuất phát
thiet-ke-chua-co-ten-21-.jpg
Lễ hội là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, sự liên kết cộng đồng sâu sắc, góp phần duy trì thuần phong mỹ tục địa phương
hoi-lang-8-1-.jpg
Trận pháo tái hiện nghi thức "đấu thần" giữa Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên
thiet-ke-chua-co-ten-22-.jpg
Lễ hội không chỉ thu hút cư dân trên địa bàn mà còn hấp dẫn cả du khách thập phương về dự hội, qua đó góp phần vào việc duy trì thuần phong mỹ tục của địa phương

Nhân sự kiện lễ hội chùa Duệ Tú, chùa tổ chức lễ kéo băng khánh thành tam sơn Quan Âm đài, đây là công trình chào mừng lễ hội chùa Duệ Tú nhằm phát huy tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể nhân dân trong việc bảo vệ tôn tạo và tu sửa di tích giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Bài liên quan
  • Lễ hội truyền thống Bạch Đằng 2023
    Tối 25/4, tại đền Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà (phường Yên Giang) thuộc Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng, UBND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã tổ chức Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2023, kỷ niệm 1085 năm; 1042 năm và 735 năm Chiến thắng Bạch Đằng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
    UBND quận Đống Đa khẩn trương trình duyệt Quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam trong Quý I/2025...
  • Vinh danh các doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam, Top 10 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024, Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, Top 50 Nhà tuyển dụng ưa thích nhất 2024, Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội chùa Duệ Tú – tái hiện “hội trận” lịch sử sau 70 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO